Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành các Quyết định bổ nhiệm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và một số Thứ trưởng Bộ Tài chính.
Dù nhiều gói tín dụng ưu đãi đã được triển khai nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, nhưng không ít doanh nghiệp vẫn đang rơi vào tình trạng thiếu vốn bởi nhiều lí do.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 3956/NHNN-TT đề nghị các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện một số nội dung nhằm tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và triển khai có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số Quốc gia, Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, góp phần thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện.
Sau 6 tháng triển khai chương trình Ngân hàng “Gửi rác - Rút tiền”, Công ty Cổ phần Xi măng và xây dựng Quảng Ninh (trụ sở tại thành phố Uông Bí) đã thu gom được hơn 20 tấn rác thải tái chế và chuyển cho khách hàng trên 100 triệu đồng. Đây là chương trình “ATM rác" đầu tiên được thực hiện tại một nhà máy sản xuất xi măng ở Việt Nam, không chỉ nhằm mục tiêu tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế trong sản xuất mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, hạn chế phát thải nhà kính, cùng với tỉnh Quảng Ninh chuyển đổi phát triển kinh tế từ “nâu sang xanh”.
Thông báo mới nhất từ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) khẳng định ngân hàng cam kết triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2% công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng, đúng mục đích đối với khách hàng đáp ứng đủ điều kiện theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 03/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về hỗ trợ lãi suất từ Ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện đã có 1,1 triệu người sử dụng Mobile Money; trong đó, gần 660.000 là khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (chiếm hơn 60% tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ).
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc tìm thị trường đầu ra cho các sản phẩm. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, các chi nhánh ngân hàng thương mại tại tỉnh Kon Tum đã thực hiện các chính sách ưu đãi cho vay theo chính sách chung của hội sở, cũng như các chính sách riêng biệt dành cho khách hàng tại tỉnh. Qua đó, góp phần giảm gánh nặng tài chính, giúp người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum yên tâm hoạt động sản xuất, vượt qua khó khăn.
Ngân hàng Nhà nước vừa có dự thảo thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Chiều ngày 25/5, tại thành phố Hà Giang, UBND tỉnh Hà Giang đã ký kết khung hợp tác chiến lược với Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, giai đoạn 2020 - 2025.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 283/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025".
Chiều 5/9, tại thành phố Cần Thơ, Thành ủy Cần Thơ tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư, khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Ngày 22/8, Tỉnh ủy Đắk Nông tổ chức hội nghị sơ kết năm năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XI “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”.
Sau gần 5 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã thực sự đem lại hiệu quả cao đối những đồng bào vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Đây được coi như là một quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân bởi trên thực tế, những đồng vốn của Đảng và Nhà nước đã được các cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Phú Thọ chắt chiu cần mẫn “cõng” tới từng hộ đồng bào dân tộc với “sứ mệnh” giúp bà con làm kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn. Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh này đã triển khai 14 chương trình ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng nông thôn mới...
Đối với chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Ngân hàng Chính sách Xã hội phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tham mưu các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội bố trí cấp vốn bổ sung 2.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách Xã hội để cho vay nhà ở xã hội theo quy định.
Nhằm mục đích tăng cường an toàn bảo mật trong cung ứng dịch vụ và tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Quyết định số 630/QĐ-NHNN ngày 31/3/2017 về việc ban hành Kế hoạch áp dụng các giải pháp về an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, nhiều ngân hàng đã thông báo chuyển đổi phương thức xác thực mới đối với dịch vụ ngân hàng điện tử kể từ hôm nay 1/7.
Vườn hồ tiêu xanh mướt của anh Lê Hùng Huấn ở xã Ia Blang, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai nằm cuối con đường đất đỏ ngoằn nghèo. Đi dưới ngút ngàn màu xanh và nghe anh Huấn chia sẻ mới thấy đây là thành quả của sự không ngừng học hỏi và vận dụng đồng vốn đúng mục đích.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Quyết định 1178/QĐ-NHNN về việc ban hành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần hạn chế tín dụng đen.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 1783/NHNN-TD về việc phối hợp triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng, góp phần hạn chế tín dụng đen.
Chiều 19/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc với một số bộ, ngành về việc tạm trữ lúa gạo; bàn giải pháp căn cơ để đẩy mạnh thu mua lúa, giúp nâng giá thu mua và tạo thu nhập tốt hơn cho nông dân.
Ngày 18/2, Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành văn bản số 928/NHNN-TD yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các ngân hàng thương mại thực hiện một số nội dung về việc cho vay thu mua thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2019.
Thông tin về kết quả hoạt động năm 2018 của Ngân hàng Chính sách Xã hội, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Trần Lan Phương cho biết, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã thực hiện xuất sắc chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị tại cơ sở.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công văn số 5321/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc thực hiện quy định về lãi suất cho vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên.
Theo ông Tô Văn Hoảnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh tỉnh An Giang, đến nay Ngân hàng Chính sách Xã hội An Giang hiện đang thực hiện 11 chương trình tín dụng cơ sở từ nguồn vốn của Chính phủ để cung cấp tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác.
Có được nguồn vốn vay ưu đãi để thoát nghèo và lập nghiệp luôn là mong muốn của nhiều hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, đặc biệt là với cộng đồng thanh niên vượt khó Việt Nam. Tại buổi tọa đàm về “Tín dụng chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số” và “Thanh niên phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc”, do báo Thanh niên tổ chức, đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội cho rằng, thời gian tới, sẽ phối hợp chặt chẽ với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tiếp tục đồng hành, hỗ trợ vốn cho thanh niên lập nghiệp, đồng thời tăng nguồn vốn cho vay.
Với mục tiêu tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề sau bão số 12 (tên quốc tế là Damrey), từ nay đến 31/12/2017, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) triển khai “Gói tín dụng 500 tỷ khắc phục hậu quả do bão Damrey” với lãi suất ưu đãi.
Nhằm kịp thời hỗ trợ người dân Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắk, Đăk Nông triển khai một số giải pháp hỗ trợ người dân khôi phục lại sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng cơn bão số 12.