Tuy nhiên, suốt mấy năm gần đây, virus gây xoăn lá trên cây họ cà đã liên tục ám ảnh nông dân. Không có thuốc hoặc phương pháp đặc trị, trong khi chương trình phòng trừ tổng hợp không dễ thực hiện.
Những câu chuyện như nông dân trồng rau họ cà, đặc biệt là cà chua tại các huyện Đơn Dương, Đức Trong tỉnh Lâm Đồng phải chịu cảnh thiệt hại nặng, thậm chí bỏ cả vườn không còn là thông tin mới mỗi khi xảy ra. Từ năm 2011 đến nay, nông dân trồng cà chua phải liên tục chịu cảnh thiệt hại bởi loại bệnh xoăn lá virus.
Năm 2011, bệnh xoăn lá virus bắt đầu xuất hiện trên cây họ cà tại huyện Đơn Dương vào năm 2011. Năm 2012, tổng diện tích cây họ cà của Lâm Đồng bị virus gây hại xoăn lá là 784ha. Năm 2016 diện tích bị hại là 1.350ha và từ đầu năm 2017 đến nay đã là gần 700ha; trong đó, có 450ha bị gây hại nặng, 72ha phải nhổ bỏ, tiêu hủy.
Trưởng Phòng nông nghiệp huyện Đơn Dương, bà Lê Thị Bé cho biết, kết quả phân tích bệnh xoăn lá trên cây cà chua do virus truyền bệnh, tác nhân truyền virus chủ yếu do côn trùng chích hút, đặc biệt là do bọ phấn trắng, bọ trĩ, rầy rệp. Hiện nay chưa có thuốc điều trị hiểu quả bệnh xoắn lá do virus gây hại.
Ông Phan Văn Tấn, thị trấn Thạnh Mỹ (huyện Đơn Dương) có đến 3ha đất trồng cà chua thì vài năm gần đây đều liên tục bị bệnh xoắn lá. Không riêng gì ông Tấn, hầu hết nông dân trồng cà chua tại huyện Đơn Dương đều chịu cảnh thiệt hại do bệnh xoăn lá gây ra. Nhiều thì nhổ bỏ khi tới kỳ thu hoạch, ít thì phải chịu mất một phần năng suất.
Thiệt hại của bệnh virus trên rau họ cà là làm cây còi cọc, phát triển kém, không đậu trái hoặc bị sượng dẫn đến giảm năng suất. Ngoài gây hại cây rau họ cà, hiện nay bệnh virus còn gây hại khá phổ biến trên cây rau họ bầu bí như su su, chanh dây.
Virus gây hại trên rau họ cà tại Lâm Đồng phổ biến là các loài ToMV, TMV, CMV có phổ ký chủ rộng, gây hại trên nhiều loại cây trồng, dễ dàng lây nhiễm từ cây bệnh sang cây khỏe qua cơ giới như dụng cụ cắt tỉa cành, tay người làm vườn, quần áo bảo hộ lao động, hạt giống. Hạt giống gốc ghép và ngọn ghép cà chua gieo trồng tại Lâm Đồng qua kiểm tra đều phát hiện có mẫu nhiễm virus ToMV.
Đây là loại virus rất dễ lây lan, đặc biệt là lây lan qua đường thuốc lá. Nhiều nông dân cả làm giống và trồng cà thương phẩm hiện nay vẫn có thói quen hút thuốc phổ biến. Trong khi đó, loại giống cà chua Rita rất mẫn cảm với bệnh virus thì chiếm tới 98% diện tích cà chua cả tỉnh Lâm Đồng.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, bà Nguyễn Thị Phương Loan cho hay, tỉnh Lâm Đồng hiện có 207 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống rau họ cà, hằng năm cung cấp cho sản xuất từ trên 252 triệu cây giống rau họ cà. Tuy nhiên, trong số 207 cơ sở chỉ có 27 cơ sở công bố tiêu chuẩn chất lượng cây giống.
Trong năm nay, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã tổ chức kiểm tra 14 cơ sở ươm giống rau họ cà tại huyện Đơn Dương và Đức Trọng, kết quả có đến 60% hạt giống cà chua ngọn ghép và 33,3% hạt giống cà chua gốc ghép nhiễm virus ToMV; 87,5% cơ sở vườn ươm giống có cây ngọn ghép và gốc ghép nhiễm virus; 80% cơ sở vườn ươm có cây giống đã ghép nhiễm virus.
Từ thực tế đó, cùng với tập quán canh tác liên tục của nông dân, cây này chưa nhổ lên, cây kia đã trồng xuống dẫn đến việc lây truyền virus gây bệnh nối tiếp nhau. Do đó, nông dân trồng các loại rau họ cà phải chịu thiệt hại.
Dịch bệnh nhiều, thiệt hại nhiều, nông dân đã phải giảm dần diện tích trồng cà chua xuống. Trong 5 tháng đầu năm 2017, diện tích cà chua tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng chỉ còn gần 1.300 ha, giảm gần 50% so với 5 tháng đầu năm 2016, nhưng diện tích bị nhiễm vẫn có xu hướng tăng lên.
Nguy hiểm hơn, các loại virus gây bệnh đã lây lan nhiều năm có thể tìm đến những loại cây ký chủ mới. Từ đầu năm, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã phát hiện hai lô giống cà chua ghép nhập khẩu về gieo trồng nhiễm virus ToMV. Trên địa bàn thành phố Đà Lạt hiện nay đã xuất hiện loài virus mới TSWV (tomato spotted wild virus) gây bệnh đốm héo trên giống cà chua beef và một số giống xà lách scarole, hoa cúc… Loài virus này chưa xuất hiện trên cà chua tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng và có thể được lây lan vào Lâm Đồng qua đường nhập khẩu giống.
Những câu chuyện như nông dân trồng rau họ cà, đặc biệt là cà chua tại các huyện Đơn Dương, Đức Trong tỉnh Lâm Đồng phải chịu cảnh thiệt hại nặng, thậm chí bỏ cả vườn không còn là thông tin mới mỗi khi xảy ra. Từ năm 2011 đến nay, nông dân trồng cà chua phải liên tục chịu cảnh thiệt hại bởi loại bệnh xoăn lá virus.
Năm 2011, bệnh xoăn lá virus bắt đầu xuất hiện trên cây họ cà tại huyện Đơn Dương vào năm 2011. Năm 2012, tổng diện tích cây họ cà của Lâm Đồng bị virus gây hại xoăn lá là 784ha. Năm 2016 diện tích bị hại là 1.350ha và từ đầu năm 2017 đến nay đã là gần 700ha; trong đó, có 450ha bị gây hại nặng, 72ha phải nhổ bỏ, tiêu hủy.
Trưởng Phòng nông nghiệp huyện Đơn Dương, bà Lê Thị Bé cho biết, kết quả phân tích bệnh xoăn lá trên cây cà chua do virus truyền bệnh, tác nhân truyền virus chủ yếu do côn trùng chích hút, đặc biệt là do bọ phấn trắng, bọ trĩ, rầy rệp. Hiện nay chưa có thuốc điều trị hiểu quả bệnh xoắn lá do virus gây hại.
Ông Phan Văn Tấn, thị trấn Thạnh Mỹ (huyện Đơn Dương) có đến 3ha đất trồng cà chua thì vài năm gần đây đều liên tục bị bệnh xoắn lá. Không riêng gì ông Tấn, hầu hết nông dân trồng cà chua tại huyện Đơn Dương đều chịu cảnh thiệt hại do bệnh xoăn lá gây ra. Nhiều thì nhổ bỏ khi tới kỳ thu hoạch, ít thì phải chịu mất một phần năng suất.
Thiệt hại của bệnh virus trên rau họ cà là làm cây còi cọc, phát triển kém, không đậu trái hoặc bị sượng dẫn đến giảm năng suất. Ngoài gây hại cây rau họ cà, hiện nay bệnh virus còn gây hại khá phổ biến trên cây rau họ bầu bí như su su, chanh dây.
Virus gây hại trên rau họ cà tại Lâm Đồng phổ biến là các loài ToMV, TMV, CMV có phổ ký chủ rộng, gây hại trên nhiều loại cây trồng, dễ dàng lây nhiễm từ cây bệnh sang cây khỏe qua cơ giới như dụng cụ cắt tỉa cành, tay người làm vườn, quần áo bảo hộ lao động, hạt giống. Hạt giống gốc ghép và ngọn ghép cà chua gieo trồng tại Lâm Đồng qua kiểm tra đều phát hiện có mẫu nhiễm virus ToMV.
Đây là loại virus rất dễ lây lan, đặc biệt là lây lan qua đường thuốc lá. Nhiều nông dân cả làm giống và trồng cà thương phẩm hiện nay vẫn có thói quen hút thuốc phổ biến. Trong khi đó, loại giống cà chua Rita rất mẫn cảm với bệnh virus thì chiếm tới 98% diện tích cà chua cả tỉnh Lâm Đồng.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, bà Nguyễn Thị Phương Loan cho hay, tỉnh Lâm Đồng hiện có 207 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống rau họ cà, hằng năm cung cấp cho sản xuất từ trên 252 triệu cây giống rau họ cà. Tuy nhiên, trong số 207 cơ sở chỉ có 27 cơ sở công bố tiêu chuẩn chất lượng cây giống.
Trong năm nay, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã tổ chức kiểm tra 14 cơ sở ươm giống rau họ cà tại huyện Đơn Dương và Đức Trọng, kết quả có đến 60% hạt giống cà chua ngọn ghép và 33,3% hạt giống cà chua gốc ghép nhiễm virus ToMV; 87,5% cơ sở vườn ươm giống có cây ngọn ghép và gốc ghép nhiễm virus; 80% cơ sở vườn ươm có cây giống đã ghép nhiễm virus.
Từ thực tế đó, cùng với tập quán canh tác liên tục của nông dân, cây này chưa nhổ lên, cây kia đã trồng xuống dẫn đến việc lây truyền virus gây bệnh nối tiếp nhau. Do đó, nông dân trồng các loại rau họ cà phải chịu thiệt hại.
Dịch bệnh nhiều, thiệt hại nhiều, nông dân đã phải giảm dần diện tích trồng cà chua xuống. Trong 5 tháng đầu năm 2017, diện tích cà chua tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng chỉ còn gần 1.300 ha, giảm gần 50% so với 5 tháng đầu năm 2016, nhưng diện tích bị nhiễm vẫn có xu hướng tăng lên.
Nguy hiểm hơn, các loại virus gây bệnh đã lây lan nhiều năm có thể tìm đến những loại cây ký chủ mới. Từ đầu năm, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã phát hiện hai lô giống cà chua ghép nhập khẩu về gieo trồng nhiễm virus ToMV. Trên địa bàn thành phố Đà Lạt hiện nay đã xuất hiện loài virus mới TSWV (tomato spotted wild virus) gây bệnh đốm héo trên giống cà chua beef và một số giống xà lách scarole, hoa cúc… Loài virus này chưa xuất hiện trên cà chua tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng và có thể được lây lan vào Lâm Đồng qua đường nhập khẩu giống.
Phạm Kha (TTXVN)