Nhiều đảng viên ở xã Đinh Trang Thượng đã gương mẫu trong phát triển kinh tế - xã hội nên nhiều người dân noi theo, học hỏi và gặt hái được thành công, góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang Trương Văn Bảo, năm 2025 tỉnh quan tâm thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn.
Lai Châu có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, 20 dân tộc sinh sống với văn hóa bản địa đặc sắc cùng những con người thân thiện, mến khách. Đây là cơ hội để địa phương phát triển du lịch cộng đồng.
Với tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng học hỏi và sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội, ông Rơ Châm Djuk, trưởng thôn Châm Aneh (phường Chi Lăng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) là tấm gương sáng trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao đời sống người dân và phát triển thôn làng ngày càng khởi sắc.
Dự án 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) với việc hỗ trợ chuyển đổi nghề đã và đang từng bước giúp đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng có thêm điều kiện phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Những năm vừa qua, Hà Nội đã dành một nguồn lực không nhỏ để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, đời sống đồng bào trên địa bàn thành phố không ngừng được nâng cao, khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng bền chặt…
Với tỷ lệ dân số gần 50% là người dân tộc thiểu số, tỉnh Gia Lai đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách dân tộc theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP (Nghị định 05), góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số từ 40,18% (đầu năm 2016) còn 11,14% (cuối năm 2020), bình quân mỗi năm giảm 5,8%.
Chiều 27/1, tại phiên thảo luận hội trường Đại hội XIII của Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có tham luận xoay quanh những vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế; phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thời gian tới.
Tỉnh Vĩnh Long hiện có trên 25.000 người dân tộc Khmer sinh sống chủ yếu ở huyện Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm và thị xã Bình Minh. Toàn tỉnh có 2 xã thuộc khu vực đặc biệt khó khăn là xã Tân Mỹ (huyện Trà Ôn) và xã Loan Mỹ (huyện Tam Bình). Thời gian qua, tỉnh đã tập trung nguồn lực và thực hiện đồng bộ nhiều chính sách nhằm chăm lo đời sống đồng bào dân tộc, qua đó giúp nhiều hộ đồng bào Khmer có nhà ở ổn định, tiếp cận nguồn vốn, khoa học kỹ thuật. Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu bài 2 trong chùm bài nói về đời sống đồng bào dân tộc Khmer được nâng cao tại nơi đây.
Những năm vừa qua, công tác giảm nghèo được tỉnh Bạc Liêu thực hiện tích cực, nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, gắn công tác giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội…
Những năm gần đây, đời sống đồng bào các dân tộc ở vùng biên Tây Ninh đã được cải thiện rõ rệt; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm còn hơn 4% tổng số hộ dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.
Những ngày cuối năm âm lịch, nông dân trồng đào ở Yên Bái đang tất bật chăm sóc chuẩn bị nguồn hàng để đưa ra thị trường nhằm phục vụ Tết Nguyên đán Canh Tý. Theo các hộ dân trồng đào, năm nay thời tiết thuận lợi nên đào sinh trưởng phát triển tốt, ra nụ đều hơn năm trước và nở vào đúng dịp Tết, hứa hẹn sẽ cho mùa đào bội thu.
Từ năm 2009 đến nay, toàn tỉnh Tuyên Quang có 3.567 hộ dân tộc thiểu số nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, với số tiền gần 19,8 tỷ đồng; hỗ trợ làm mới gần 10.000 nhà ở cho hộ nghèo với tổng kinh phí gần 162,6 tỷ đồng; 100% học sinh nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp; 100% người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế...