Theo báo cáo của Vinalines, năm 2015 Tổng công ty kinh doanh bắt đầu có lợi nhuận, dù sản lượng không tăng lớn do bán bớt tàu, thoái vốn khỏi nhiều mảng kinh doanh ngoài ngành, cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên với lợi nhuận hợp nhất toàn Tổng công ty đạt hơn 40 tỷ đồng.
Kết quả này có nhiều ý nghĩa khi đặt trong bối cảnh thị trường vận tải biển xấu hơn, hàng hóa khan hiếm, giá cước sụt giảm so với 2014, vốn đã là năm có giá cước thấp nhất từ khi thiết lập hệ thống tính điểm thị trường hàng khô đến nay.
Mặt khác, dù đối mặt với khó khăn về tài chính, nguồn vốn eo hẹp, tuổi tàu cao, nhưng các doanh nghiệp của Vinalines đã rất chú trọng chất lượng công tác quản lý kỹ thuật, an toàn đội tàu, siết chặt quản lý nhiên liệu, khai thác tối đa ngày tàu, nên sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả khá hơn.
Với việc tái cơ cấu tập trung vào 3 lĩnh vực chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải với cơ cấu hợp lý, đến nay Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã từng bước tháo gỡ khó khăn, tạo sự ổn định phát triển.
Theo ông Vũ Anh Minh, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Giao thông Vận tải), dự kiến trong quý I/2016, sẽ thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) đối với Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, đồng thời hoàn thành chuyển Công ty mẹ sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Bên cạnh đó sẽ giảm dư nợ Công ty mẹ xuống còn 3.200 tỷ đồng trước cổ phần hóa và giảm dư nợ còn 1.800 tỷ đồng đến cuối năm 2016.
Cũng trong năm 2016, Tổng công ty sẽ thoái vốn, giảm vốn góp tại 15 doanh nghiệp; trong đó có 9 doanh nghiệp thoái vốn theo Đề án Tái cơ cấu Tổng công ty giai đoạn 2012-2015, 6 doanh nghiệp thoái vốn sau IPO theo tỷ lệ sở hữu đã được xác định tại phương án cổ phần hóa Tổng công ty.
Theo ông Lê Anh Sơn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines, dư nợ hiện nay của Công ty mẹ (Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) là gần 6.200 tỷ đồng, giảm 46% so với thời điểm ngày 31/12/2013 trước tái cơ cấu (11.425 tỷ đồng). Nghĩa là đến thời điểm này Vinalines đã cơ cấu thành công 8.016 tỷ đồng nợ; trong đó khoanh 1.757 tỷ đồng nợ gốc, giảm được 6.258 tỷ đồng nợ.
Các giải pháp để thực hiện giảm công nợ đã được Vinalines triển khai như hoán nợ bằng cổ phần, mua bán nợ thông qua Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam (DATC) hoặc chuyển nợ thành vốn góp tại Công ty mẹ và một số doanh nghiệp thành viên.
“Tổng công ty xác định việc xử lý tái cơ cấu giảm nợ, giãn nợ đến nay không chỉ là vấn đề thực hiện mục tiêu đề án tái cơ cấu, mà là vì chính sự sống còn của doanh nghiệp trong thời gian tới”, ông Lê Anh Sơn chia sẻ.
Đề án tái cơ cấu tài chính Vinalines cũng được Chính phủ yêu cầu phải xác định là nhiệm vụ chính trị, phải có quyết tâm cao nhất mới có thể đưa công nợ ở mức chấp nhận được, quanh 3.000 tỷ đồng.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Công đánh giá, với sự hỗ trợ của các Bộ, ngành và nỗ lực của chính Vinalines, sau thời gian tái cơ cấu toàn diện, Tổng công ty đã làm được rất nhiều việc, vượt qua giai đoạn khó khăn.
Tuy nhiên, năm 2016, tình hình vận tải biển tiếp tục rất khó khăn, trước khi có thể phục hồi từ năm 2017. Tổng công ty cần phải tìm mọi giải pháp để đạt được các mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đặt ra.
“Trong đó, về vận tải phải tìm cách phát triển thị trường, tăng sản lượng vận tải biển trong nước, tiếp tục tái cơ cấu lại đội tàu, hết sức thận trọng kỹ lưỡng khi tính toán đầu tư phương tiện mới. Về cảng biển phải giao chỉ tiêu cụ thể, ít nhất tăng trưởng phải tương đương mức trung bình cả nước. Với các liên doanh cảng phải làm rõ tính trách nhiệm của người đại diện phần vốn, giảm chi phí”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công chỉ đạo.
Về kết quả cổ phần hóa Vinalines trong năm 2015, Quyền Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Nguyễn Cảnh Tĩnh cho biết, Tổng công ty đã hoàn thành cổ phần hóa 5 doanh nghiệp thành viên là các Cảng: Nghệ Tĩnh, Cần Thơ, Năm Căn, Cam Ranh và Sài Gòn nâng tổng số doanh nghiệp đã hoàn thành công tác cổ phần hóa lên 12/12 doanh nghiệp, hoàn thành kế hoạch theo Đề án Tái cơ cấu.
Trong số 12 doanh nghiệp đã cổ phần hóa, năm 2015 có 3 doanh nghiệp thực hiện đăng ký giao dịch và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là cảng Nha Trang, cảng Hải Phòng và cảng Cam Ranh.
Cùng với đó, trong năm 2015 Vinalines đã hoàn thành thoái vốn tại 17 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp đã thực hiện thoái vốn từ thời điểm tái cơ cấu đến hết năm 2015 lên 37 doanh nghiệp; trong đó hoàn thành thoái vốn tại 11 doanh nghiệp đầu tư ngoài ngành, giảm đầu mối tại 29 doanh nghiệp và thực hiện giảm tỷ lệ vốn góp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại 8 doanh nghiệp.
Năm 2016 Vinalines đặt mục tiêu vận chuyển 22,5 triệu tấn; sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 64,5 triệu tấn, doanh thu 19.000 tỷ đồng, bằng 103% thực hiện năm 2015; lợi nhuận thấp nhất đạt 126 tỷ đồng.
Kết quả này có nhiều ý nghĩa khi đặt trong bối cảnh thị trường vận tải biển xấu hơn, hàng hóa khan hiếm, giá cước sụt giảm so với 2014, vốn đã là năm có giá cước thấp nhất từ khi thiết lập hệ thống tính điểm thị trường hàng khô đến nay.
Với việc tái cơ cấu tập trung vào 3 lĩnh vực chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải với cơ cấu hợp lý, đến nay Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã từng bước tháo gỡ khó khăn, tạo sự ổn định phát triển.
Theo ông Vũ Anh Minh, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Giao thông Vận tải), dự kiến trong quý I/2016, sẽ thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) đối với Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, đồng thời hoàn thành chuyển Công ty mẹ sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Bên cạnh đó sẽ giảm dư nợ Công ty mẹ xuống còn 3.200 tỷ đồng trước cổ phần hóa và giảm dư nợ còn 1.800 tỷ đồng đến cuối năm 2016.
Cũng trong năm 2016, Tổng công ty sẽ thoái vốn, giảm vốn góp tại 15 doanh nghiệp; trong đó có 9 doanh nghiệp thoái vốn theo Đề án Tái cơ cấu Tổng công ty giai đoạn 2012-2015, 6 doanh nghiệp thoái vốn sau IPO theo tỷ lệ sở hữu đã được xác định tại phương án cổ phần hóa Tổng công ty.
Theo ông Lê Anh Sơn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines, dư nợ hiện nay của Công ty mẹ (Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) là gần 6.200 tỷ đồng, giảm 46% so với thời điểm ngày 31/12/2013 trước tái cơ cấu (11.425 tỷ đồng). Nghĩa là đến thời điểm này Vinalines đã cơ cấu thành công 8.016 tỷ đồng nợ; trong đó khoanh 1.757 tỷ đồng nợ gốc, giảm được 6.258 tỷ đồng nợ.
Các giải pháp để thực hiện giảm công nợ đã được Vinalines triển khai như hoán nợ bằng cổ phần, mua bán nợ thông qua Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam (DATC) hoặc chuyển nợ thành vốn góp tại Công ty mẹ và một số doanh nghiệp thành viên.
“Tổng công ty xác định việc xử lý tái cơ cấu giảm nợ, giãn nợ đến nay không chỉ là vấn đề thực hiện mục tiêu đề án tái cơ cấu, mà là vì chính sự sống còn của doanh nghiệp trong thời gian tới”, ông Lê Anh Sơn chia sẻ.
Đề án tái cơ cấu tài chính Vinalines cũng được Chính phủ yêu cầu phải xác định là nhiệm vụ chính trị, phải có quyết tâm cao nhất mới có thể đưa công nợ ở mức chấp nhận được, quanh 3.000 tỷ đồng.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Công đánh giá, với sự hỗ trợ của các Bộ, ngành và nỗ lực của chính Vinalines, sau thời gian tái cơ cấu toàn diện, Tổng công ty đã làm được rất nhiều việc, vượt qua giai đoạn khó khăn.
Tuy nhiên, năm 2016, tình hình vận tải biển tiếp tục rất khó khăn, trước khi có thể phục hồi từ năm 2017. Tổng công ty cần phải tìm mọi giải pháp để đạt được các mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đặt ra.
“Trong đó, về vận tải phải tìm cách phát triển thị trường, tăng sản lượng vận tải biển trong nước, tiếp tục tái cơ cấu lại đội tàu, hết sức thận trọng kỹ lưỡng khi tính toán đầu tư phương tiện mới. Về cảng biển phải giao chỉ tiêu cụ thể, ít nhất tăng trưởng phải tương đương mức trung bình cả nước. Với các liên doanh cảng phải làm rõ tính trách nhiệm của người đại diện phần vốn, giảm chi phí”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công chỉ đạo.
Về kết quả cổ phần hóa Vinalines trong năm 2015, Quyền Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Nguyễn Cảnh Tĩnh cho biết, Tổng công ty đã hoàn thành cổ phần hóa 5 doanh nghiệp thành viên là các Cảng: Nghệ Tĩnh, Cần Thơ, Năm Căn, Cam Ranh và Sài Gòn nâng tổng số doanh nghiệp đã hoàn thành công tác cổ phần hóa lên 12/12 doanh nghiệp, hoàn thành kế hoạch theo Đề án Tái cơ cấu.
Trong số 12 doanh nghiệp đã cổ phần hóa, năm 2015 có 3 doanh nghiệp thực hiện đăng ký giao dịch và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là cảng Nha Trang, cảng Hải Phòng và cảng Cam Ranh.
Cùng với đó, trong năm 2015 Vinalines đã hoàn thành thoái vốn tại 17 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp đã thực hiện thoái vốn từ thời điểm tái cơ cấu đến hết năm 2015 lên 37 doanh nghiệp; trong đó hoàn thành thoái vốn tại 11 doanh nghiệp đầu tư ngoài ngành, giảm đầu mối tại 29 doanh nghiệp và thực hiện giảm tỷ lệ vốn góp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại 8 doanh nghiệp.
Năm 2016 Vinalines đặt mục tiêu vận chuyển 22,5 triệu tấn; sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 64,5 triệu tấn, doanh thu 19.000 tỷ đồng, bằng 103% thực hiện năm 2015; lợi nhuận thấp nhất đạt 126 tỷ đồng.