Tối 5/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên phối hợp với Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam tổ chức bàn giao Hệ thống chiếu sáng cầu Mường Thanh.
Sau 7 thập kỷ đến nay, nỗi đau Noong Nhai dần được chữa lành bởi thời gian, bản làng giờ đây khoác lên mình diện mạo mới trù phú, đồng bào các dân tộc đoàn kết, gắn bó, cùng nhau xây dựng đời sống ngày càng ấm no, hạnh phúc
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nằm trên trục đường Võ Nguyên Giáp, thuộc phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đây là công trình văn hóa, lưu giữ hàng nghìn tài liệu, hiện vật gắn liền với Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Sáng 15/3, UBND huyện huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ hội Thành Bản Phủ và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc huyện lần thứ IX, tại Di tích Thành Bản Phủ (xã Noong Hẹt). Đây là sự kiện nhằm kỷ niệm 269 năm chiến thắng của nghĩa quân Hoàng Công Chất, giải phóng Mường Thanh (1754 - 2023), dâng hương tưởng niệm 254 năm ngày mất của Tướng Hoàng Công Chất (1769 - 2023).
Năm 1954, nhà thơ Tố Hữu viết: “Máu của anh chị, của chúng ta không uổng. Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam. Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam. Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng...”. 68 năm sau, dự cảm đó không những thành hiện thực mà còn hơn thế nữa. Lòng chảo Điện Biên - vùng đất núi đồi trập trùng, rừng cây bao quanh với đầy đạn bom nay đã chuyển mình thành đô thị sầm uất. Còn mong ước “Điện Biên cất cánh” năm nào, nay đang dần thành hiện thực…
Liên tục trong những ngày qua, do ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường, nền nhiệt giảm sâu nên tỉnh Điện Biên đã xảy ra rét đậm, rét hại. Đặc biệt, tại một số xã thuộc các huyện vùng cao như: Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Mường Chà, Điện Biên… xuất hiện sương muối và băng mỏng. Trước diễn biến cực đoan của thời tiết, khí hậu, người dân khu vực biên giới lòng chảo Mường Thanh- huyện Điện Biên đã tăng cường các biện pháp phòng chống rét để bảo vệ đàn gia súc.
Trong tổng số 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, có nhiều cộng đồng dân tộc sử dụng mẫu nhà sàn để làm nhà ở. Tuy nhiên, đặc điểm và là biểu tượng văn hóa đặc trưng nhất, dễ nhận thấy nhất để phân biệt, nhận diện nhà sàn truyền thống của cộng đồng dân tộc Thái đen (Tày Đăm) với nhà sàn của cộng đồng dân tộc khác là ở hình ảnh khau cút, biểu tượng trang trí trên mái nhà sàn. Trải qua hàng trăm năm suốt quá trình di dân, chọn đất, lập dân, định danh bản làng của người Thái đen ở mảnh đất Mường Then (Mường Thanh- Điện Biên ngày nay), biểu tượng khau cút đã chứa đựng những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc về tâm hồn, tính cách, tập quán sản xuất, sinh hoạt và khái quát cả cội nguồn văn hóa của người Thái.
Bà Vũ Thị Tuyết Nga, Phó Giám đốc Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cho biết, trong ngày nghỉ lễ Quốc khánh đầu tiên (31/8) đã có hơn 2.000 lượt khách tham quan tại các điểm di tích Chiến trường Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên). Dự kiến trong các ngày 1 và 2/9, lượng khách đến tham quan tại các điểm di tích còn tăng cao hơn nữa.
Ngày 29/3, tại xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), UBND huyện Điện Biên đã long trọng tổ chức Lễ hội Thành Bản Phủ năm 2019 - Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc huyện Điện Biên lần thứ VIII, nhân dịp kỷ niệm 265 năm ngày chiến thắng của nghĩa quân Hoàng Công Chất, giải phóng Mường Thanh (1754-2019) và 250 năm ngày mất của tướng quân Hoàng Công Chất (1769-2019).
Nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội Hoa Ban năm 2019, ngày 14/3, các hoạt động thi đấu thể thao và trình diễn nghi thức sinh hoạt văn hóa các dân tộc Tây Bắc đã diễn ra tại khu vực di tích Hầm Đờ-cát, thu hút đông đảo người dân trong và tỉnh đến tham quan, trải nghiệm. Trước đó, đêm 13/3, “Phiên chợ vùng cao” cũng được khai mạc, các hoạt động trong sự kiện này sẽ kéo dài đến hết lễ hội Hoa Ban.
Từ ngày 13/3 – 18/3, tại tỉnh Điện Biên sẽ diễn ra Lễ hội hoa ban năm 2019 với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc chào mừng kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2019). Đây cũng là thời điểm lượng du khách đến tham quan tại các điểm di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ tăng cao.
Bản Pú Tửu (xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) nằm trong lòng chảo Mường Thanh, cách thành phố Điện Biên Phủ gần mười cây số, nơi đây hiện có khoảng 100 hộ với hơn 400 nhân khẩu là người Khơ-mú sinh sống. Gần 20 năm qua từ khi định cư, lập bản, đồng bào Khơ-mú ở bản Pú Tửu đã tổ chức đón tết “con Keo” trùng với thời gian Tết nguyên đán của đồng bào người Kinh.
Theo ông Đào Đức Thụy, Giám đốc Đài khí tượng Thủy văn tỉnh Điện Biên, do ảnh hưởng của bộ phận không khí lạnh, đêm ngày 23 và sáng ngày 24/12, thời tiết tỉnh Điện Biên trở rét, vùng núi cao có rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 12 - 14 độ, vùng núi cao nhiệt dọ giảm sâu xuống còn từ 9 - 11 độ C.
Ngày 21/12, Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đã tiến hành khai quật hài cốt cùng nhiều đạn được phát hiện trong quá trình cải tạo Di tích Đồi A1.
Thời gian gần đây, người dân các phường Mường Thanh và Nam Thanh (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) bức xúc vì phải chịu đựng mùi hôi thối bốc lên từ dòng suối Hồng Líu. Nguyên nhân là do nhiều xác động vật bị vứt xuống lòng suối, thối rữa bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân nơi đây.
Những ngày này, rất nhiều du khách dập dìu cùng nhau đến thành phố Điện Biên Phủ để được đắm mình trong sắc trắng hoa ban trải khắp từ các sườn đồi đến từng con ngõ nhỏ, để trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Thái đen và cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Xứ Trời - Mường Thanh.