Mưa lũ tiếp tục gây nhiều thiệt hại tại Điện Biên

Mưa lũ tiếp tục gây nhiều thiệt hại tại Điện Biên

Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Điện Biên, trong 2 ngày 14 - 15/6, trên địa bàn xảy ra mưa lớn trên diện rộng gây lũ quét, sạt lở đất làm hư hại nhiều nhà ở, công trình giao thông, thủy lợi và diện tích đất nông nghiệp.
Bộ mặt nông thôn vùng cao Mường Chà (Điện Biên) ngày nay có sự đổi thay đáng kể với tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm. Ảnh: Xuân Tư

Hiệu quả từ các mô hình giảm nghèo ở Mường Chà

Những năm vừa qua, nhờ triển khai các mô hình kinh tế phù hợp và hiệu quả, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) nơi vùng cao Mường Chà (Điện Biên) đã thực sự đổi thay, số hộ nghèo giảm mạnh...
Điện Biên: Nền nhiệt giảm sâu, người dân vùng cao chống chọi với rét đậm, rét hại

Điện Biên: Nền nhiệt giảm sâu, người dân vùng cao chống chọi với rét đậm, rét hại

Liên tục trong những ngày qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng mạnh, nền nhiệt độ tại tỉnh Điện Biên giảm sâu, rét đậm rét hại đã xảy ra. Dự báo trong ngày và đêm 11/1, nhiệt độ thấp nhất dao động từ 6 - 8 độ C, khu vực đèo Pha Đin giáp ranh giữa hai tỉnh Điện Biên với Sơn La và vùng núi cao nhiệt độ từ 0 - 2 độ C, có nơi dưới 0 độ C. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Do nhiệt độ giảm sâu, thời tiết quá lạnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Những bộ quần áo truyền thống của người Xạ Phang. Ảnh: Xuân Tiến

Trang phục độc đáo của người Xạ Phang

Người Xạ Phang - một nhóm nhỏ của dân tộc Hoa, có dân số hơn 2.000 người, sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa tại các huyện Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé, Tủa Chùa (Điện Biên). Người Xạ Phang hiện còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, trong đó phải kể đến nét độc đáo của trang phục truyền thống.
Cháy nhà gỗ vì đốt lửa sưởi ấm ở Điện Biên

Cháy nhà gỗ vì đốt lửa sưởi ấm ở Điện Biên

Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Vừ A Giống, Trưởng bản Huổi Hạ, xã Na Sang, huyện Mường Chà (Điện Biên) xác nhận, trong sáng 9/12, ngôi nhà của anh Thào A Lử và chị Chá Thị Dụ ở bản Huổi Hạ (xã Na Sang, huyện Mường Chà) đã bị cháy rụi hoàn toàn. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do gia đình anh Thào A Lử có đốt lửa trong nhà để sưởi ấm nhưng vì chủ quan, sơ suất nên ngọn lửa đã bùng to và thiêu rụi căn nhà làm bằng gỗ, mái lợp gianh.
Nét văn hóa độc đáo của người Xạ Phang ở Điện Biên

Nét văn hóa độc đáo của người Xạ Phang ở Điện Biên

Người Xạ Phang (một nhóm nhỏ của dân tộc Hoa) sinh sống rải rác ở các xã, huyện biên giới Nậm Pồ, Mường Chà, Tủa Chùa của tỉnh Điện Biên. Đây cũng là địa bàn cư trú của các dân tộc Thái, Mông... nên văn hóa của người Xạ Phang cũng có những nét tương đồng.
Bản rẻo cao Chiêu Ly vào xuân

Bản rẻo cao Chiêu Ly vào xuân

Khi những bông hoa dã quỳ cuối cùng đang dần úa tàn để nhường chỗ cho hoa đào, hoa mận khoe sắc cũng là khi bản làng vùng cao Tây Bắc rộn ràng bước vào hội xuân. Đến bản Chiêu Ly, xã Sa Lông, huyện Mường Chà (Điện Biên) trong những ngày giáp Tết, ngắm nhìn hoa đào bung nở trên khắp núi đồi và bản làng, chúng tôi cảm nhận được mùa xuân đang về với tràn đầy sức sống.
Đem hơi ấm đến với trẻ em vùng cao xã Huổi Mí

Đem hơi ấm đến với trẻ em vùng cao xã Huổi Mí

Trong cái lạnh đầu đông miền sơn cước, Câu lạc bộ từ thiện Nhịp sống trẻ Bắc Ninh đã phối hợp với VOV Tây Bắc mang những món quà thiện nguyện đến với các em nhỏ và người dân nghèo xã Huổi Mí (huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên).
Trồng dứa trên đất dốc giúp bà con vùng cao Mường Chà thoát nghèo

Trồng dứa trên đất dốc giúp bà con vùng cao Mường Chà thoát nghèo

Mường Chà, tỉnh Điện Biên là một huyện nghèo, kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào trồng ngô lúa, khoai sắn. Trong 5 năm qua, từ khi huyện triển khai trồng dứa trên diện rộng, cây dứa đã dần trở thành cây trồng chủ lực đem lại kinh tế, mở hướng thoát nghèo cho người dân nơi đây. Với hương vị thơm ngọt, dứa Mường Chà đã trở thành sản phẩm được nhiều nơi trên khắp cả nước biết đến và tin dùng.
Điện Biên: Còn nhiều hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét chưa được di dời

Điện Biên: Còn nhiều hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét chưa được di dời

Điện Biên là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, sông suối chảy xiết. Nguy cơ xảy ra sạt lở đất và lũ ống, lũ quét luôn đe dọa cuộc sống của nhiều hộ dân sống ở các vách ta luy, khu vực ven sông suối. Chính quyền địa phương và các ngành chức năng tỉnh Điện Biên đã có nhiều nỗ lực di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm nhưng đến thời điểm này, vẫn còn nhiều hộ dân đang sinh sống trong vùng nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét chưa được di dời đến nơi an toàn.
Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, chủ động ứng phó với thiên tai

Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, chủ động ứng phó với thiên tai

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Điện Biên, do chịu ảnh hưởng rãnh áp thấp có trục Tây Bắc - Đông Nam đi qua Bắc bộ kết hợp với xoáy thấp phát triển lên đến độ cao 5.000m trên khu vực vùng núi phía Bắc nên những ngày qua tại tỉnh Điện Biên có mưa, mưa vừa và dông rải rác. Đặc biệt tại huyện Mường Nhé có mưa to đến rất to; lượng mưa đo được tại trạm đo mưa tự động Quảng Lâm là 46mm, Đoàn Kết 97mm.
Nhiều đồng bào đang sống cảnh "không điện, không nước" trên đỉnh núi Pú Vang

Nhiều đồng bào đang sống cảnh "không điện, không nước" trên đỉnh núi Pú Vang

Nằm trọn trên núi Pú Vang, hai cụm dân cư Pú Vang và Huổi Meo (bản Huổi Meo, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên) có 84 hộ dân với gần 600 nhân khẩu, đều là người dân tộc Mông; trong đó có 80 hộ nghèo, 4 hộ cận nghèo. Hơn 20 năm qua, từ khi lập bản, người dân hai cụm dân cư này đã sống với cảnh không điện lưới quốc gia, không nguồn nước sạch. Đời sống kinh tế của người dân phụ thuộc vào cây ngô, củ sắn, hạt thóc trên nương rẫy.
Điện Biên xảy ra động đất lần thứ hai trong năm 2018

Điện Biên xảy ra động đất lần thứ hai trong năm 2018

Vào lúc 6h21 phút ngày 9/1, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra trận động đất với cường độ 4,3 độ richter. Đây là trận động đất thứ 2 xảy ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong năm 2018, sau trận đất động đất có cường độ 3,9 độ richter xảy ra vào rạng sáng 8/1.
Đổi thay ở huyện mới vùng cao Nậm Pồ

Đổi thay ở huyện mới vùng cao Nậm Pồ

Cách đây 4 năm, vào ngày 23/6/2013, tại mảnh đất biên giới cực Tây của Tổ quốc, tỉnh Điện Biên đã tổ chức lễ ra mắt huyện mới Nậm Pồ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mường Nhé và Mường Chà.
Điện Biên vài nét tổng quan

Điện Biên vài nét tổng quan

Tỉnh Điện Biên (diện tích tự nhiên 9.541,25 km2) có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Điện Biên Phủ), 1 thị xã (Mường Lay, thị xã Lai Châu trước kia) và 8 huyện (Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Nậm Pồ).