Nội dung bài thi được thiết kế gọn gồm 2 phần Toán và Đọc hiểu với thời gian làm bài 120 phút.
Thời gian thi được ấn định vào ngày 15/8, ngay sau kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông thay vì 25/7 như dự kiến ban đầu. Thí sinh được đăng ký dự thi tại một trong ba địa điểm: Hà Nội, Thanh Hóa hoặc Sơn La.
Điểm bài thi được sử dụng kết hợp với điểm 2 môn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (Toán-Lý hoặc Toán-Hóa) để xét tuyển.
Phương thức xét tuyển kết hợp này chỉ áp dụng cho khối ngành kỹ thuật và kinh tế (không áp dụng cho ngành Ngôn ngữ Anh) và dự kiến lấy từ 30% đến 35% chỉ tiêu tuyển sinh của trường.
Bên cạnh đó, trường dành từ 10% đến 15% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển tài năng, bao gồm xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xét tuyển theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn đối với các học sinh trường chuyên (hệ chuyên các môn phù hợp), học sinh đạt giải thi học sinh giỏi từ cấp tỉnh trở lên, học sinh có các chứng chỉ quốc tế và học sinh có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực khác.
Năm nay, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tiếp tục thực hiện phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông theo các tổ hợp truyền thống (A00, A01...) với tỉ lệ 50% đến 60% trên tổng chỉ tiêu tuyển sinh.
Như vậy, năm nay, nhiều thí sinh sẽ có thêm 2 cơ hội lựa chọn để trở thành sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thông qua xét tuyển tài năng và xét tuyển kết hợp điểm bài kiểm tra tư duy với điểm 2 môn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Quy định chi tiết về các phương thức xét tuyển, kế hoạch và hướng dẫn đăng ký dự tuyển, đề cương nội dung bài kiểm tra tư duy và các ví dụ minh họa, nhà trường sẽ công bố sớm cho thí sinh.
Trường Đại học Ngoại thương cũng đã thông báo về việc điều chỉnh phương án tuyển sinh đại học hệ chính quy của trường năm 2020.
Theo thông báo này, căn cứ trên phương án thi Trung học phổ thông năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, đồng thời nhằm giảm áp lực cho thí sinh trong bối cảnh dịch COVID-19, Trường Đại học Ngoại thương quyết định dừng việc tổ chức kỳ thi phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội phục vụ việc xét tuyển đại học chính quy năm 2020 như công bố trước đó.
Trường Đại học Ngoại thương sẽ tuyển sinh theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi Trung học phổ thông, phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và điểm thi Trung học phổ thông 2 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường không phải là Ngoại ngữ. Các phương án này đã được Trường Đại học Ngoại thương dùng để xét tuyển sinh vào đại học chính quy năm 2019.
Như vậy, năm 2020, Trường Đại học Ngoại thương sẽ thực hiện xét tuyển theo 5 phương thức: Xét tuyển dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia, đạt giải cấp tỉnh, thành phố và hệ chuyên; xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập Trung học phổ thông dành cho hệ chuyên và hệ không chuyên; xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả thi Trung học phổ thông; xét tuyển dựa trên kết quả thi Trung học phổ thông và xét tuyển thẳng.
Trong đó, phương thức xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi Trung học phổ thông sẽ dựa trên các tổ hợp và cách tính điểm xét tuyển tương tự như năm 2019.
Các thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế có thể dùng để xét tuyển kết hợp với kết quả thi Trung học phổ thông, nếu tổng điểm 2 bài/môn thi Trung học phổ thông năm 2020 (không bao gồm điểm ưu tiên xét tuyển) trong tổ hợp môn xét tuyển của trường trong đó có môn toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ (bao gồm một trong các môn Vật lý, Hóa học và Ngữ văn) đạt từ điểm sàn xét tuyển của nhà trường.
Trường dự kiến công bố điểm sàn xét tuyển ngay sau khi có kết quả thi Trung học phổ thông năm 2020.
Thời gian thi được ấn định vào ngày 15/8, ngay sau kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông thay vì 25/7 như dự kiến ban đầu. Thí sinh được đăng ký dự thi tại một trong ba địa điểm: Hà Nội, Thanh Hóa hoặc Sơn La.
Điểm bài thi được sử dụng kết hợp với điểm 2 môn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (Toán-Lý hoặc Toán-Hóa) để xét tuyển.
Phương thức xét tuyển kết hợp này chỉ áp dụng cho khối ngành kỹ thuật và kinh tế (không áp dụng cho ngành Ngôn ngữ Anh) và dự kiến lấy từ 30% đến 35% chỉ tiêu tuyển sinh của trường.
Bên cạnh đó, trường dành từ 10% đến 15% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển tài năng, bao gồm xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xét tuyển theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn đối với các học sinh trường chuyên (hệ chuyên các môn phù hợp), học sinh đạt giải thi học sinh giỏi từ cấp tỉnh trở lên, học sinh có các chứng chỉ quốc tế và học sinh có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực khác.
Năm nay, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tiếp tục thực hiện phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông theo các tổ hợp truyền thống (A00, A01...) với tỉ lệ 50% đến 60% trên tổng chỉ tiêu tuyển sinh.
Như vậy, năm nay, nhiều thí sinh sẽ có thêm 2 cơ hội lựa chọn để trở thành sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thông qua xét tuyển tài năng và xét tuyển kết hợp điểm bài kiểm tra tư duy với điểm 2 môn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Quy định chi tiết về các phương thức xét tuyển, kế hoạch và hướng dẫn đăng ký dự tuyển, đề cương nội dung bài kiểm tra tư duy và các ví dụ minh họa, nhà trường sẽ công bố sớm cho thí sinh.
Trường Đại học Ngoại thương cũng đã thông báo về việc điều chỉnh phương án tuyển sinh đại học hệ chính quy của trường năm 2020.
Theo thông báo này, căn cứ trên phương án thi Trung học phổ thông năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, đồng thời nhằm giảm áp lực cho thí sinh trong bối cảnh dịch COVID-19, Trường Đại học Ngoại thương quyết định dừng việc tổ chức kỳ thi phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội phục vụ việc xét tuyển đại học chính quy năm 2020 như công bố trước đó.
Trường Đại học Ngoại thương sẽ tuyển sinh theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi Trung học phổ thông, phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và điểm thi Trung học phổ thông 2 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường không phải là Ngoại ngữ. Các phương án này đã được Trường Đại học Ngoại thương dùng để xét tuyển sinh vào đại học chính quy năm 2019.
Như vậy, năm 2020, Trường Đại học Ngoại thương sẽ thực hiện xét tuyển theo 5 phương thức: Xét tuyển dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia, đạt giải cấp tỉnh, thành phố và hệ chuyên; xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập Trung học phổ thông dành cho hệ chuyên và hệ không chuyên; xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả thi Trung học phổ thông; xét tuyển dựa trên kết quả thi Trung học phổ thông và xét tuyển thẳng.
Trong đó, phương thức xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi Trung học phổ thông sẽ dựa trên các tổ hợp và cách tính điểm xét tuyển tương tự như năm 2019.
Các thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế có thể dùng để xét tuyển kết hợp với kết quả thi Trung học phổ thông, nếu tổng điểm 2 bài/môn thi Trung học phổ thông năm 2020 (không bao gồm điểm ưu tiên xét tuyển) trong tổ hợp môn xét tuyển của trường trong đó có môn toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ (bao gồm một trong các môn Vật lý, Hóa học và Ngữ văn) đạt từ điểm sàn xét tuyển của nhà trường.
Trường dự kiến công bố điểm sàn xét tuyển ngay sau khi có kết quả thi Trung học phổ thông năm 2020.
Việt Hà