Mệnh lệnh từ trái tim: Thầm lặng vượt gian khổ, hiểm nguy

Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, trong thời kỳ đổi mới đất nước, Bộ đội Hóa học đã có nhiều đóng góp rất quan trọng trong lĩnh vực khắc phục sự cố hóa chất độc, sinh học, bức xạ, hạt nhân (sự cố CBRN), bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh của đất nước, vì cuộc sống ổn định, bình yên của nhân dân.

potal-covid-19-binh-chung-hoa-hoc-khu-trung-tay-doc-benh-vien-bach-mai-215118840-4554385.jpg
Lực lượng bộ đội hóa học phun hoá chất khử trùng, tẩy độc Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

* Đi đầu trong xử lý sự cố hóa học và phòng, chống dịch bệnh

Công tác khắc phục sự cố CBRN, bảo vệ môi trường trong những năm qua đã tạo ra những dấu ấn rất quan trọng của Bộ đội Hóa học trong thời bình. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú và trình độ chuyên môn, Binh chủng Hóa học đã trực tiếp khắc phục nhiều sự cố CBRN. Trong đó, có thể kể đến các sự cố ô nhiễm môi trường do vỡ thùng hóa chất Clopicrin tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long vào tháng 6/1988; sự cố do tiêu hủy pháo ở Bình Đà, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây cũ vào tháng 1/1995; xử lý hóa chất độc hại tại cảng Chùa Vẽ, Hải Phòng vào tháng 11/1998; sự cố nổ hóa chất tại nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng năm 2011 hay sự cố tại Nhà máy Z121 vào năm 2013...

Song điển hình nhất là sự cố cháy tại Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông tại quận Thanh Xuân, Hà Nội tháng 8/2019, làm một lượng lớn thủy ngân và một số hóa chất độc hại khác bị cháy, có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người dân. Theo chỉ đạo từ Bộ Quốc phòng, Binh chủng Hóa học đã chủ động triển khai lực lượng trinh sát xác định hàm lượng chất độc phát tán ra môi trường; điều động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ cùng hàng chục phương tiện đặc chủng và các loại hóa chất, phối hợp với các lực lượng khẩn trương khắc phục hậu quả, giúp nhân dân yên tâm trở lại cuộc sống, sinh hoạt bình thường; được cấp ủy, chính quyền, nhân dân và doanh nghiệp đánh giá cao.

Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19, Binh chủng đã chủ động nắm tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu các biện pháp phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh; xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19. Bộ đội Hóa học luôn có mặt sớm nhất ở những điểm nóng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tẩy độc, khử trùng phòng, chống dịch COVID-19 tại những khu vực trọng điểm, không để dịch bệnh bùng phát mạnh trên diện rộng, kịp thời giúp nhân dân vùng dịch yên tâm, tin tưởng vào các biện pháp phòng, chống dịch của cơ quan chức năng.

potal-covid-19-luc-luong-quan-doi-khu-khuan-toan-bo-benh-vien-k-co-so-tan-trieu-150435802-5427448.jpg
Cán bộ, chiến sỹ Binh chủng Hóa học và Bộ Tư lệnh Thủ đô phun khử khuẩn tại Bệnh viện cơ sở Tân Triều. Ảnh: Minh Đức - TTXVN

Như Thiếu tướng Hà Văn Cử, Tư lệnh Binh chủng Hóa học khẳng định, sự nỗ lực, hy sinh đó đã làm đậm nét hơn hình ảnh tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam trong lòng nhân dân, khẳng định Quân đội luôn là lực lượng đi đầu trong phòng, chống dịch; xứng đáng với Huân chương Lao động hạng Ba mà Binh chủng đã được Chủ tịch nước tặng thưởng vì những thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này.

* Giải phóng đất đai, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Đối với nhiệm vụ quan trắc môi trường, Binh chủng Hóa học đã chỉ đạo lắp đặt, vận hành 37 trạm trinh sát phóng xạ trong Quân đội (CNIM) thuộc Đề án “Xây dựng và kiện toàn hệ thống quan trắc cảnh báo phóng xạ trong Quân đội”; đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực các Trạm quan trắc phóng xạ, hóa học do Binh chủng quản lý và tiến hành quan trắc, phân tích môi trường liên tục 24/24 giờ tại các khu vực trọng điểm, địa bàn chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, kịp thời cung cấp các số liệu về phóng xạ, hóa học và cảnh báo phóng xạ, hóa học trên phạm vi toàn quốc; đánh giá hiện trạng môi trường, phục vụ thiết thực cho công tác quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, củng cố quốc phòng.

potal-thua-thien-hue-cong-bo-hoan-thanh-xu-ly-hien-truong-dat-nhiem-chat-doc-dioxin-tai-san-bay-a-so-7045249.jpg
Sân bay A So được trồng cây xanh sau khi Binh chủng Hóa học (Bộ Quốc phòng) hoàn thành xử lý hiện trường đất nhiễm chất độc dioxin. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN

Được Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ là lực lượng nòng cốt khắc phục hậu quả chất độc tồn lưu sau chiến tranh, Binh chủng Hóa học đã tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng về tình hình nhiễm độc và kế hoạch nghiên cứu, khắc phục hậu quả.

Binh chủng đã chủ trì, thực hiện việc điều tra, xác định các vị trí còn tồn lưu chất độc CS thuộc 34 tỉnh, thành phố và các kho thuộc Tổng cục Kỹ thuật, các Quân khu 4, 5, 7 và 9; thu gom, xử lý hàng trăm tấn chất độc CS và vũ khí, phương tiện chứa chất độc CS; xử lý hàng ngàn mét khối đất nhiễm chất độc da cam/dioxin. Đồng thời, Binh chủng Hóa học còn thực hiện nhiều nhiệm vụ xử lý chất thải nguy hại phát sinh trong hoạt động quân sự.

Theo Thiếu tướng Hà Văn Cử, Tư lệnh Binh chủng Hóa học, những kết quả đó có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; giải phóng một diện tích lớn đất đai, giúp nhân dân và chính quyền các địa phương có định hướng triển kinh tế - xã hội. Những hoạt động này cũng đã cung cấp số liệu điều tra, khảo sát có độ tin cậy cao làm cơ sở để Đảng, Nhà nước có những chính sách phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, tạo môi trường ổn định để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bên cạnh đó, Binh chủng còn phối hợp chặt chẽ với các đối tác đến từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Isarael thực hiện dự án thử nghiệm công nghệ xử lý triệt để đất, trầm tích nhiễm da cam/dioxin nhằm lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp để áp dụng xử lý các “điểm nóng” ô nhiễm chất da cam/dioxin; cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn phân tích hóa chất bảng, phân tích chất độc dioxin do các tổ chức quốc tế tài trợ; chủ động, tích cực tham gia các cuộc diễn tập, tập huấn về tìm kiếm cứu nạn, ứng phó sự cố trong khu vực để học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ tổ chức, chỉ huy và ứng phó với các tình huống; tăng cường hợp tác với các đối tác nhằm tiếp cận công nghệ thiết bị trinh sát, mạng lưới quan trắc; tích hợp công nghệ, xây dựng phần mềm quản lý; chế tạo trang thiết bị.

Với tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn giỏi, trang thiết bị ngày càng hiện đại, tác phong làm việc khoa học, cán bộ, chiến sĩ Hóa học luôn có mặt ở những “điểm nóng”, nơi khó khăn, gian khổ, nguy hiểm nhất, thể hiện rõ bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” vì một môi trường an toàn, vì cuộc sống bình yên của nhân dân. Qua đó, góp phần khẳng định vai trò, vị thế, năng lực, trình độ của Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, Bộ đội Hóa học nói riêng trong ứng phó các sự cố CBRN và bảo vệ môi trường sinh thái quốc gia.

Là “mệnh lệnh từ trái tim” cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, công tác khắc phục, ứng phó sự cố CBRN và bảo vệ môi trường cũng đồng thời là nhiệm vụ quan trọng của quốc phòng, an ninh, góp phần xây dựng lực lượng Bộ đội Hóa học tinh, gọn, mạnh, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện chủ trương: Lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu..., xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường./.

Hiền Hạnh – Hạnh Quỳnh

Bài tiếp theo: Nhiệm vụ “chiến đấu giữa thời bình”

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

 Đồng bào Bru - Vân Kiều ở bản Dốc Mây được trao nhà đại đoàn kết

Đồng bào Bru - Vân Kiều ở bản Dốc Mây được trao nhà đại đoàn kết

Ngày 23/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, UBND huyện Quảng Ninh tổ chức Khánh thành và bàn giao 8 nhà đại đoàn kết cho hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại bản Dốc Mây (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh).

Xuân ấm áp nghĩa tình quân dân nơi vùng biên giới Gia Lai

Xuân ấm áp nghĩa tình quân dân nơi vùng biên giới Gia Lai

Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, ngoài nhiệm vụ giữ vững bình yên biên giới, những người lính Biên phòng còn lan tỏa nghĩa tình, mang niềm vui Tết cổ truyền đến với đồng bào vùng biên. Với mục tiêu "không để ai bị bỏ lại phía sau", chương trình "Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản" đã trở thành một trong những điểm sáng trong công tác chăm lo đời sống người dân vùng biên giới và là cầu nối yêu thương, gắn kết nghĩa tình quân dân.

Thời tiết ngày 23/1/2025: Bắc Bộ lạnh về đêm, Nam Bộ trời nắng

Thời tiết ngày 23/1/2025: Bắc Bộ lạnh về đêm, Nam Bộ trời nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 23/1, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển khu vực Trường Sa) có mưa rào và dông rải rác, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8. Ngoài ra, ngày và đêm 23/1, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây khu vực Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; sóng biển cao từ 1,5-2,5m. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động ở các khu vực trên đều có nguy cơ chịu tác động của lốc xoáy, gió giật mạnh và sóng lớn.

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền Xuân Ất Tỵ 2025, trong hai ngày 21 và 22/1, Đoàn công tác của Trung ương do đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương đã có chuyến thăm, làm việc và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang.

Xuân về Thài Khao

Xuân về Thài Khao

Không còn là mảnh đất khó khăn nhất của huyện Hàm Yên, thôn Thài Khao hôm nay đang thay đổi từng ngày, bừng lên sức sống mới khởi sắc và phát triển.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự lễ đóng điện tại huyện Mường Ảng

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự lễ đóng điện tại huyện Mường Ảng

Sáng 22/1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Lễ đóng điện Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thuộc chương trình “Bừng sáng Điện Biên” tại bản Nặm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng; thăm, tặng quà Tết cho người dân huyện Mường Ảng và Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên).

Tái thiết cuộc sống trên vùng đất hứng chịu thiên tai tỉnh Cao Bằng

Tái thiết cuộc sống trên vùng đất hứng chịu thiên tai tỉnh Cao Bằng

Sau cơn bão số 3, toàn tỉnh Cao Bằng có tới 57 người thiệt mạng, 19 người bị thương; 2.290 nhà bị thiệt hại, ảnh hưởng; 796 nhà có nguy cơ sạt lở phải di dời, hàng trăm gia đình mất nhà cửa, hoa màu, tài sản. Trong đau thương, truyền thống đoàn kết, lá lành đùm lá rách của dân tộc Việt Nam lại tỏa sáng như một phép nhiệm mầu, qua đó hàn gắn những nỗi đau, sự mất mát, tái sinh cuộc sống tươi đẹp, thắp lên hy vọng ở tương lai cho những vùng quê.

Yên Bái phấn đấu trước tháng 9/2025, không còn nhà dột nát

Yên Bái phấn đấu trước tháng 9/2025, không còn nhà dột nát

Chiều 21/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2024 và phát động xóa nhà tạm, dột nát năm 2025.

Phát huy hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia tại Lạng Sơn

Phát huy hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia tại Lạng Sơn

Ba Chương trình mục tiêu quốc gia đã phát huy hiệu quả, góp phần hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cải thiện điều kiện sống, thu nhập của người dân trên địa bàn... Đây là đánh giá tại Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025, do UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiều 21/1.

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết Ất Tỵ năm nay đến sớm hơn với hơn 40.000 giáo viên trong toàn ngành giáo dục Nghệ An, bởi đây là năm đầu tiên họ chính thức được thưởng Tết. Nhiều món quà ân tình khác đã được gửi đến các giáo viên, nhân viên vùng khó khăn, đặc thù ở tỉnh.

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương, sở, ngành liên quan tăng cường biện pháp quản lý, bảo vệ, phát triển rừng thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Ở nơi dân theo Đảng làm giàu

Ở nơi dân theo Đảng làm giàu

Suối Bu là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn (Yên Bái). Xã có 5 dân tộc sinh sống là Mông, Kinh, Tày, Thái, Gia Rai, trong đó dân tộc Mông chiếm 75% dân số.

Rộn ràng Tết quân - dân tại các địa phương

Rộn ràng Tết quân - dân tại các địa phương

Tết quân - dân tại các địa phương được tổ chức rộn ràng nhằm gắn kết lực lượng vũ trang và nhân dân; đồng thời lan tỏa thông điệp “Tết đến với mọi nhà”. Ngoài ra, chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” và “ Ngày hội Công nhân - Phiên chợ nghĩa tình” năm 2025 cũng được tổ chức nhằm hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Thời tiết ngày 21/1/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ có sương mù, trời rét

Thời tiết ngày 21/1/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ có sương mù, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/1, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây khu vực Trường Sa) gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông và từ Khánh Hòa đến Bình Thuận gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động.

Cuộc sống mới ở Lũng Lỳ

Cuộc sống mới ở Lũng Lỳ

Trở lại Lũng Lỳ (xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) những ngày đầu năm 2025, người dân nơi đây đang dần đứng dậy sau mất mát, đau thương. Những ngôi nhà mới đã hình thành, người dân lại tiếp tục cuộc sống bằng nỗ lực, vượt khó và khát vọng về một tương lai đẹp, bền vững hơn.

Yên Bái chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người dân vùng thiên tai

Yên Bái chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người dân vùng thiên tai

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tỉnh Yên Bái tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho trên 14.000 hộ nghèo, gia đình bị thiệt hại về người và nhà ở do bão số 3. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ khó khăn, động viên các gia đình vượt qua mất mát, chuẩn bị đón Tết đầm ấm.

Lâm Đồng phát triển thủy lợi nhỏ, chủ động chống hạn mùa khô 2025

Lâm Đồng phát triển thủy lợi nhỏ, chủ động chống hạn mùa khô 2025

Tỉnh Lâm Đồng bắt đầu triển khai Kế hoạch phòng, chống hạn, thiếu nước trên địa bàn tỉnh. Mục đích nhằm chủ động nắm bắt tình hình thời tiết để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước; đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn toàn tỉnh trong mùa khô năm 2025.