Tọa lạc giữa hai con đèo M’Đrắk và đèo Phượng Hoàng, Trường Tiểu học Nơ Trang Lơng, buôn Bơn A, xã Ea Trang, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk là mái nhà chung để thầy và trò cùng nhau vượt qua muôn trùng khó khăn, hướng đến tương lai.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, tình trạng vi phạm lâm luật trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp, nhất là hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng ở một số “điểm nóng”, như các huyện Krông Bông, Buôn Đôn, M’Đrắk, Ea Kar... Do đó, lực lượng kiểm lâm đang triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô có diện tích gần 26.850 ha, hệ sinh thái đa dạng với nhiều loại gỗ quý và loài động vật hoang dã. Khu bảo tồn có địa giới hành chính giáp ranh các huyện Krông Pa (Gia Lai), Sông Hinh (Phú Yên) và hai huyện Krông Năng, M’Đrắk (Đắk Lắk) nên luôn nằm trong “tầm ngắm” của đối tượng xâm hại tài nguyên rừng, hoạt động ngày càng manh động, liều lĩnh. Điều này dẫn đến hình thành “điểm nóng” về phá rừng, săn bắt động vật hoang dã, gây áp lực lớn lên lực lượng quản lý, bảo vệ rừng.
Ngày 1/4, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã họp Kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất để xem xét các tờ trình, báo cáo thẩm tra, tiến hành thảo luận, đề nghị làm rõ một số vấn đề và đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, chất lượng, có tính xây dựng cao.
Hiện nay, M’Đrắk là huyện có diện tích rừng trồng (chủ yếu là cây keo lai) lớn nhất tỉnh Đắk Lắk, với khoảng 15.000 ha. Rừng trồng không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định, làm thay đổi bộ mặt của những vùng quê nghèo mà còn góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng ở địa phương, cải thiện môi sinh môi trường.
Chính thức được đưa vào vận hành từ ngày 13/4, “ATM gạo nghĩa tình” ở Đắk Lắk nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các cấp chính quyền, các tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm xa gần và nhân dân trên địa bàn. Từ một trạm "ATM gạo nghĩa tình" đầu tiên ở đường sách cà phê (thành phố Buôn Ma Thuột), hiện nay, Ban Tổ chức đã xây dựng được thêm 10 "ATM gạo nghĩa tình" khác để đưa gạo đến tận tay người nghèo, người yếu thế vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và vào tận buôn đồng bào dân tộc.
Bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk, cho biết, bệnh sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh khi số ca mắc bệnh có dấu hiệu tăng nhanh tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa của địa phương.
Trong 2 ngày 27, 28/11, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk đã về tiếp xúc cử tri ở các địa bàn vùng khó khăn của các huyện Krông Búk, Ea H’leo, M’Đrắk, Ea Kar.
Theo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, hiện toàn tỉnh có hơn 40 “điểm lõm” trong tiêm chủng, tập trung tại các huyện vùng sâu, vùng xa như Ea Súp, M’Đrắk, Krông Bông, Ea H’Leo và thành phố Buôn Ma Thuột.
Cơn bão số 12 vào cuối năm 2017 khiến hàng nghìn ha rừng trồng huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk, bị đổ, gãy ngang, khô cành, tạo nên một lớp thực bì dày. Việc không tận thu kịp những diện tích rừng trồng bị chết khô đang tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao.
Theo đánh giá của Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk, tỉnh có diện tích rừng, đất rừng giao, cho thuê tương đối lớn nhưng việc quản lý bảo vệ rừng của các địa phương, đơn vị, hộ gia đình, cộng đồng còn lỏng lẻo. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp được thuê rừng còn buông lỏng quản lý bảo vệ rừng làm cho diện tích rừng, đất rừng bị chặt phá, lấn chiếm trái phép ngày càng gia tăng.
Đắk Lắk là tỉnh thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Tỉnh phấn đấu từ nay đến năm 2020, bình quân mỗi năm giảm từ 2,5 - 3% tỷ lệ hộ nghèo, trong đó tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân 4,5%/năm.
Theo Chi cục Kiểm lâm vùng IV, hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) đã bước vào mùa khô hanh, nắng nóng kéo dài của năm 2018 nên các địa phương sớm chủ động công tác phòng chống cháy rừng nhằm hạn chế thiệt hại thấp nhất do cháy rừng gây ra.
Thời điểm này, người dân ở nhiều thôn, buôn thuộc 5 huyện nghèo là Krông Bông, Lắk, M’Đrắk, Buôn Đôn, Ea Súp đang rất phấn khởi vì nhiều hạng mục công trình giao thông, thủy lợi nhỏ thiết yếu phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt tại các thôn, buôn khó khăn đã được đầu tư xây mới hoặc nâng cấp sửa chữa, làm thay đổi đáng kể diện mạo đời sống cũng như cải thiện điều kiện sinh hoạt, sản xuất của người dân. Đây là một phần kết quả bước đầu mà Dự án giảm nghèo Tây Nguyên (GNTN) tại Đắk Lắk đã đạt được sau 1 năm triển khai trên địa bàn.