Xuất thân và lập gia đình trên vùng đất cát nghèo khó ở xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), từ một nông dân chân đất thực thụ nhưng nhờ chịu khó học hỏi, chí thú làm ăn, biết ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên vùng đất "cát bay, cát nhảy" trước đây của An Hải đã được ông phủ xanh bởi loại cây trồng đặc thù, có giá trị kinh tế cao.
Mặc dù dịch COVID-19 bùng phát và gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhưng tỉnh Ninh Thuận đã kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn và sản phẩm đặc thù măng tây xanh của địa phương vẫn tạo sức hút lớn từ thị trường tiêu thụ với giá cả hợp lý. Tỉnh cho biết, không có sản phẩm không tiêu thụ được dẫn đến việc người trồng phải phá bỏ, làm thức ăn cho gia súc.
Nhận diện, biến bất lợi thành lợi thế để phát triển sản xuất, ứng phó với biến đổi khí hậu đang là giải pháp được tỉnh Ninh Thuận thực hiện và mang lại hiệu quả tích cực. Minh chứng rõ nét nhất đó là việc biến nhiều khu vực khô cằn, thiếu nước tưới trở thành vùng đất tiềm năng, chuyên sản xuất cây trồng đặc thù có giá trị kinh tế, tính cạnh tranh cao trên thị trường. Tiêu biểu như cây măng tây xanh - loại thực phẩm đang mở ra triển vọng mới góp phần tái cơ cấu nông nghiệp địa phương.
Dễ trồng, chịu hạn tốt, vốn đầu tư thấp, thời gian thu hoạch từ 7 - 8 năm, giá bán ổn định từ 50.000 - 70.000 đồng/kg, măng tây xanh đang là cây “đổi đời” cho nhiều hộ đồng bào Chăm ở tỉnh Ninh Thuận.