Lý A Lệnh - Nghệ nhân chế tác khèn Mông trên núi Thẩm Hái

Lý A Lệnh - Nghệ nhân chế tác khèn Mông trên núi Thẩm Hái
Nghệ nhân làm tỷ mỉ, cẩn thận khi tạo âm thanh từng ống khèn. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Nghệ nhân làm tỷ mỉ, cẩn thận khi tạo âm thanh từng ống khèn.
Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN

Dưới hiên của căn nhà gỗ, người đàn ông gần 60 tuổi, tóc hoa râm, nước da đỏ đang cặm cụi chế tác khèn. Bên cạnh ông là ngổn ngang những ống trúc và vô số vật dụng mà chỉ riêng ông mới gọi được tên cũng như hiểu rõ công năng của chúng trong quá trình chế tác cây khèn. Ông Lý A Lệnh đang dùng dao “lá lúa” loại nhỏ, sắc lẹm để chau chuốt bầu khèn bằng gỗ pơ-mu.

Lý A Lệnh - Nghệ nhân chế tác khèn Mông trên núi Thẩm Hái ảnh 2
Các vật dụng và nguyên liệu để chế tác chiếc khàn Mông.
Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN

Ông Lý A Lệnh chia sẻ về “cái duyên” ông đến với cây khèn Mông và gắn bó với nó như một phần không thể thiếu trong cuộc đời. Thủa nhỏ, mỗi lần theo chân cha xuống núi đi chợ phiên, đi chơi hội “gầu tào”, tiếng khèn đã mê hoặc, níu giữ và hằn sâu vào tâm trí Lý A Lệnh. Để rồi những ngày sau đó, tiếng khèn đi vào giấc ngủ, bữa ăn của chàng trai Lý A Lệnh từ khi nào không hay. Tròn 15 tuổi, Lý A Lệnh mê khèn đến nỗi, đi đường, đi nương gặp ai mang theo khèn là Lý A Lệnh phải tìm cách tiếp cận, cố nài nỉ để được cầm nắm, ngắm nghía cây khèn mới thôi. Chiều lòng con trai với độ mê khèn, say khèn hiếm có, bố mẹ của Lý A Lệnh bán một con trâu để có tiền cho Lệnh đi sang huyện khác mua khèn và học làm khèn. Với khả năng thẩm âm tinh tế, cùng với niềm đam mê khèn và thái độ ham học hỏi, độ tuổi 20, Lý A Lệnh đã trở thành một người chơi khèn có tiếng của vùng đất Mường Ảng. 

Lựa chọn nguyên liệu tốt nhất để làm khèn. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
 Lựa chọn nguyên liệu tốt nhất để làm khèn. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
         
Ông Lý A Lệnh cho biết: “Nhạc cụ dân tộc Mông chủ yếu gồm Khèn, Đàn môi, Sáo, Kèn, Ống hát, Nhị, Tính tẩu… Các loại nhạc cụ tuy đơn giản nhưng chứa đựng vốn trí thức dân gian quý giá, biểu đạt phong phú qua các cách diễn đạt âm thanh, cảm xúc và được xem như “bảo vật” đầy sống động của dân tộc Mông trong suốt chiều dài lịch sử sinh tồn, phát triển trên dải đất biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Mỗi loại nhạc cụ đều có một vị trí không thể thiếu được trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc Mông.

Riêng về cây khèn, đây là nhạc cụ thể hiện sâu nặng chất trữ tình đằm thắm, mượt mà nhưng cũng thật khỏe khoắn, bao la. Thân khèn được chế tác bằng gỗ pơ-mu cùng với sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài ngắn khác nhau được khai thác ở rừng sâu, có độ tuổi hơn 10 năm. Sáu ống trúc được xuyên qua bầu khèn (hộp cộng hưởng) hình bắp chuối, xếp khéo léo, song song trên thân khèn. Các ống trúc được ghép thành từng đôi từ nhỏ đến lớn, từ dài đến ngắn. Trong mỗi ống trúc có gắn một lá đồng mỏng để phát ra âm thanh riêng. Độ cao thấp, vang ngân của ống trúc phụ thuộc vào việc điều chỉnh các lá đồng. Khi thổi khèn, các âm từ sáu ống trúc vang lên, tạo ra những thanh âm khi trầm, khi bổng.

Cách tạo ra âm thanh trên từng ống của chiếc khèn. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Cách tạo ra âm thanh trên từng ống của chiếc khèn.
Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN

Đóng vai trò quan trọng đến chất lượng âm thanh của tiếng khèn là những lá đồng. Để có được lá đồng, người chế tác khèn phải tự nấu đồng, rèn thành lưỡi mỏng. Một lưỡi lam đồng được chọn để chế tác khèn khi thả rơi vào phiến đá tai mèo, đá mồ côi sẽ phát ra âm thanh và có độ rung, ngân. Hoàn thiện một chiếc khèn từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến giai đoạn đẽo gọt, mài giũa các bộ phận, cắt ống khèn, dùi lỗ, lắp lá đồng và lắp ráp cũng phải mất cả năm ròng. Riêng việc lắp ráp các bộ phận của cây khèn, thử và chỉnh sửa âm thanh, dán vỏ cây đào rừng cạo nhẵn lên bầu khèn, thân khèn để trang trí và tạo phần chắc chắn cho cây khèn cũng đã mất 3 ngày làm liên tục. Công đoạn này đòi hỏi khả năng cảm thụ âm thanh tinh tế, con mắt thẩm mỹ, tâm hồn nhạy cảm và cao hơn cả là thái độ làm việc say mê, tỉ mỉ, cẩn trọng.

Nghệ nhân đo, cắt tỷ mỉ miếng đồng mỏng để tạo âm trên từng ống khèn. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN Để tạo ra từng ống khèn có âm thanh hay, nghệ nhân phải phải là người rất tỷ mỉ, cẩn thận và có khả năng thẩm âm tốt. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Nghệ nhân đo, cắt tỷ mỉ miếng đồng mỏng để tạo âm trên từng ống khèn.
Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
 
Nghệ nhân đo, cắt tỷ mỉ miếng đồng mỏng để tạo âm trên từng ống khèn. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN Để tạo ra từng ống khèn có âm thanh hay, nghệ nhân phải phải là người rất tỷ mỉ, cẩn thận và có khả năng thẩm âm tốt. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Để tạo ra từng ống khèn có âm thanh hay, nghệ nhân phải phải là người rất tỷ mỉ, cẩn thận và có khả năng thẩm âm tốt. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN

 Với người Mông, cây khèn có ý nghĩa sâu sắc, đó vừa là phương tiện giao tiếp của con người với thế giới tâm linh, vừa là tâm hồn, bản sắc của cả một cộng đồng dân tộc. Khèn Mông thường được sử dụng trong hai trường hợp: Trong đám tang để tỏ lòng xót thương, luyến tiếc người quá cố, trường hợp này các bài khèn nhằm ôn lại lịch sử của con người từ khi sinh ra, lớn lên rồi trở về cõi vĩnh hằng, vô biên. Khi vui chơi thi thố tài năng, bộc lộ ý chí, nghị lực của con người, người chơi khèn vừa múa, vừa thổi những bài hát ngợi ca quê hương, bản làng, giãi bày tâm tư, tình cảm bằng tiếng khèn véo von, say đắm lòng người. Cây khèn truyền thống của người Mông có sáu ống trúc, đó là con số biểu trưng cho tình anh em đoàn tụ, tính cố kết cộng đồng, làng bản.

Kiểm tra âm thanh của từng ống khèn. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN Thử âm thanh của từng chiếc khèn trước khi hoàn thành. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Kiểm tra âm thanh của từng ống khèn. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
 
Kiểm tra âm thanh của từng ống khèn. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN Thử âm thanh của từng chiếc khèn trước khi hoàn thành. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Thử âm thanh của từng chiếc khèn trước khi hoàn thành.
Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN

Ông Lý A Lệnh chia sẻ: Người Mông thích nghe khèn, thích thổi khèn và múa khèn, tiếng khèn là tiếng hát về lịch sử cộng đồng, về tình mẫu tử, anh em và lẽ sống làm người chứ không riêng gì là lời tỏ tình trai gái. Trước đây, con trai Mông từ 13 tuổi đã có cây khèn trên vai mỗi khi lên nương, xuống chợ. Người Mông khi vui, khi buồn đều mang khèn ra thổi như gửi gắm cả tâm tư, tình cảm của mình trong tiếng khèn. Vào mùa xuân hay những dịp lễ, hội, tiếng khèn của người Mông vang vọng khắp núi rừng, nương đá tai mèo, đánh thức cả chim muông, cây cối nơi bản rẻo cao. Tiếng khèn là phần hồn của người Mông, tiếng khèn thấm sâu vào máu thịt người Mông, âm thanh của tiếng khèn là cuộc sống, tâm hồn, cốt cách người Mông. Bởi vậy mà chàng trai Mông nào thổi khèn hay, múa khèn giỏi sẽ luôn nhận được sự quý mến, nể phục của nhiều người.

Lý A Lệnh - Nghệ nhân chế tác khèn Mông trên núi Thẩm Hái ảnh 9
Sau khi hoàn thành chiếc khèn, nghệ nhân phải thổi rất nhiều lần để kiểm tra âm thanh. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN

Cần rất nhiều thời gian và công sức để làm ra một chiếc khèn tốt. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Cần rất nhiều thời gian và công sức để làm ra một chiếc khèn tốt. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN

Theo ông Lý A Lệnh, học thổi khèn dễ nhưng để thổi thành bài, thành điệu rất khó, đặc biệt là đối với những bài múa khèn cổ đã được trao truyền, gìn giữ từ bao đời, qua bao nhiêu thế hệ. Thổi được khèn đã khó nhưng biết múa khèn lại càng khó hơn, đòi hỏi người chơi khèn phải thật sự yêu nghề để có một quá trình lao động bền bỉ, miệt mài dụng tâm và dụng công. Tùy vào môi trường, không gian biểu diễn, diễn xướng, người múa khèn sẽ vận dụng các động tác như “múa nhảy đưa chân”, “quay đổi chỗ”, “quay tại chỗ”, “vờn khèn”, “lăn nghiêng”, “lăn ngửa”, “múa ngồi xổm”... khi biểu diễn. Động tác cơ bản trong múa khèn là “đi tiến, đi lùi” theo bốn hướng, mỗi bước di chuyển, chân này chạm gót chân kia; hoặc khom lưng, quay hất gót tại chỗ và quay hất gót di động trên vòng quay lớn rồi thu hẹp dần theo những đường tròn đồng tâm, hình xoắn ốc. Muốn trở thành một người thổi khèn giỏi, múa khèn đẹp, người chơi phải luyện tập từ bé để có thân hình vừa khỏe khoắn, lại mềm dẻo và có cách lấy hơi dài, luyện khí tốt.

Nghệ nhân truyền dạy cách làm khèn cổ truyền cho thế hệ sau. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Nghệ nhân truyền dạy cách làm khèn cổ truyền cho thế hệ sau.
Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN

Với người Mông ở Điện Biên và các tỉnh lân cận, nhắc đến ông Lý A Lệnh là người ta nghĩ ngay đến người có biệt tài chế tác và sử dụng khèn Mông, làm và thổi sáo Mông, Đàn môi rất giỏi. Vào những dịp lễ hội của người Mông, ông Lý A Lệnh lại băng rừng, vượt suối cả tháng để có mặt tại các bản vùng cao tham gia biểu diễn khèn Mông như một hình thức khẳng định vai trò, vị trí của cây khèn trong cuộc sống và tâm thức người Mông, cũng là cơ hội để trình diễn và trao truyền các kỹ năng múa khèn, làm khèn cho thế hệ trẻ các bản làng. Vũ điệu tổng hòa của bước chân, của cơ thể ông và âm thanh của cây khèn dưới những ngón tay tài hoa hòa quyện với nhau giúp cho người thưởng thức có những rung cảm và tình yêu đối với cây khèn thật sự.

Nghệ nhân truyền dạy điệu múa khèn cho lớp trẻ. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Nghệ nhân truyền dạy điệu múa khèn cho lớp trẻ. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Điều khiến ông Lý A Lệnh đau đáu là hiện nay, do có nhiều lý do mà cây khèn đang dần vắng bóng trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Mông. Người biết chế tác khèn, múa khèn giỏi càng ngày càng hiếm nên tri thức sử dụng, lưu truyền di sản âm nhạc cổ truyền của cây khèn đang dần càng mai một... Ý thức được vấn đề này, nhiều năm qua, ông Lý A Lệnh càng nỗ lực miệt mài chế tác khèn Mông, nỗ lực truyền dạy cách làm khèn và sử dụng khèn cho các con cháu trong dòng họ, cho người dân trong bản.

Với những đóng góp xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, tháng 3/2019, ông Lý A Lệnh đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Ông là một trong số ít những người có khả năng chế tác, sử dụng khèn Mông và đang lưu giữ nhiều những điệu múa khèn cổ của dân tộc Mông.
 Tuấn Anh - Hải An
TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Từ khởi nguồn là loại tranh dùng để thờ cúng trong dân gian từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.

Phát huy giá trị văn hóa Chăm Pa trên vùng đất Phú Yên

Phát huy giá trị văn hóa Chăm Pa trên vùng đất Phú Yên

Phù điêu Kala Núi Bà (Phú Yên) thuộc nền văn hóa Chăm Pa là một trong 33 hiện vật, nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1712/QĐ-TTG ngày 31/12/2024. Để phát huy những giá trị văn hóa lịch sử này, tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá; đồng thời tiếp tục nghiên cứu các hiện vật khác nhằm lưu giữ, tôn vinh giá trị văn hóa Chăm Pa trong dòng chảy lịch sử địa phương.

Các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 1/4 đến ngày 4/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam”. Các sự kiện văn hóa góp phần hưởng ứng tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4). Qua đó giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần quảng bá, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đa dạng phong phú các hoạt động thu hút khách du lịch trong dịp nghỉ lễ.

Khánh thành nhà rông thôn Kon Leang

Khánh thành nhà rông thôn Kon Leang

Chiều 30/3, Công đoàn Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) tổ chức Lễ khánh thành nhà rông thôn Kon Leang (thị trấn Măng Đen).

Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong trường học

Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong trường học

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã tích cực phối hợp cùng ngành Văn hóa triển khai nhiều chương trình, giải pháp với các hoạt động đa dạng, phong phú, mang đến cho học sinh nhiều kiến thức về nét đẹp truyền thống, giúp các em biết trân trọng, giữ gìn và lan tỏa.

Phú Thọ sẽ có tháp Hùng Vương

Phú Thọ sẽ có tháp Hùng Vương

Tháp Hùng Vương là 1 trong 6 nhóm dự án quan trọng trong Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng của tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngày nay "Hầm bí mật in tài liệu của Ban Tuyên Huấn Hoa Vận" là di tích lịch sử thu hút du khách quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại thành phố Hồ Chí Minh.

"Địa chỉ đỏ" in báo cách mạng giữa lòng Sài Gòn

Trong kháng chiến chống Mỹ, hầm bí mật đặt tại ngôi nhà số 341/10 Gia Phú (quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh) là nơi Ban Tuyên Huấn Hoa Vận in ấn tài liệu, Bản tin giải phóng tiếng Hoa của Ban Tuyên huấn Hoa vận, Đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định... với nhiều bài báo yêu nước, kêu gọi nhân dân xuống đường tranh đấu, ủng hộ cách mạng. Ngày nay, hầm in bí mật được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Khánh Hòa: Triển lãm 50 năm thành tựu và phát triển 1975 - 2025

Khánh Hòa: Triển lãm 50 năm thành tựu và phát triển 1975 - 2025

Chiều 25/3, tại thành phố Nha Trang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa tổ chức triển lãm ảnh "Khánh Hòa - 50 năm thành tựu và phát triển", nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2/4/1975 - 2/4/2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Trưng bày hơn 500 hiện vật chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”

Trưng bày hơn 500 hiện vật chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”

Chiều 25/3, tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”, “Dấu ấn 50 năm - Huế vươn mình vào kỷ nguyên phát triển mới”, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Huế (26/3/1975-26/3/2025).

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.

Nghệ nhân người Bahnar Kriêm ở thôn Hà Ri giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Ảnh: Lê Phước Ngọc - TTXVN

Cơ hội mới cho nghề dệt thổ cẩm Hà Ri ở Bình Định

Dệt thổ cẩm Hà Ri, thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) vừa được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn làng nghề theo quy định tại khoản 3, Điều 5 Nghị định số 52/2018-NĐ/CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Đây là tín hiệu vui và là “luồng sinh khí” mới giúp nghề dệt thổ cẩm tại địa phương vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt cơ hội để duy trì bền vững, phát huy tối đa giá trị, bản sắc vốn có.

Những bước chân tri ân trên mảnh đất Vị Xuyên anh hùng

Những bước chân tri ân trên mảnh đất Vị Xuyên anh hùng

Ngày 22/3, Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Giang tổ chức chương trình trải nghiệm “Hành quân theo bước chân anh và Hành trình biên cương xanh” tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên. Chương trình thu hút hàng trăm cựu chiến binh, du khách từ nhiều tỉnh, thành phố và đoàn viên thanh niên. Tất cả khoác lên mình trang phục Bộ đội Cụ Hồ, cùng sống lại những ký ức hào hùng của một thời máu lửa, đồng thời thể hiện lòng tri ân với các Anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ từng tấc đất biên cương.

Nhà trình tường, di sản văn hóa người Mông ở Hà Giang

Nhà trình tường, di sản văn hóa người Mông ở Hà Giang

Những ngôi nhà trình tường với kiến trúc cổ truyền được coi là một nét văn hoá của người Mông ở vùng Cao nguyên đá ở Hà Giang. Theo quan niệm của họ, ngôi nhà trình tường truyền thống chính là thước đo đánh giá sự giàu có của mỗi gia đình, mỗi dòng họ, đây cũng là căn cứ để xác định đâu là người Mông cư trú lâu nhất vùng.

Thành phố Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn trong Festival châu Á 2025

Thành phố Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn trong Festival châu Á 2025

Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), tối 20/3, tại Hội nghị thượng đỉnh Festival toàn cầu năm 2025 tổ chức tại Trung tâm hội nghị HICO ở Gyeongju (Hàn Quốc), thành phố Đà Lạt vinh dự nhận cùng lúc 2 giải thưởng Festival châu Á 2025.

Kỷ lục gia sưu tập kỷ vật người Hoa ở Việt Nam

Kỷ lục gia sưu tập kỷ vật người Hoa ở Việt Nam

Anh Dương Rạch Sanh, ngụ ở quận 5 đang giữ hơn 2.500 kỷ vật của người Hoa ở TP. HCM là người đang xác lập kỷ lục Việt Nam: "Người sở hữu bộ sưu tập kỷ vật của người Hoa ở Việt Nam trước năm 1975 có số lượng nhiều nhất". Đây là bộ sưu tập lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc và mang dấu ấn quá trình hội nhập của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn

 Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam 2025

Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam 2025

Tối 19/3, tại thành phố Châu Đốc, UBND tỉnh An Giang tổ chức Lễ đón Bằng UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam” vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025.

Bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn

Bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn

Hiện nay, ở Bắc Kạn có gần 9.300 công trình kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc Tày, Dao, Nùng, trong đó có 8.681 nhà sàn, 8 nhà trình tường, 605 nhà đất. Việc huy động nguồn lực để bảo tồn giá trị văn hóa, kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc đang được các địa phương chú trọng nhằm phát huy tiềm năng phát triển du lịch ở Bắc Kạn.

Nhiều hoạt động văn hóa tại Bắc Kạn trong tháng 4/2025

Nhiều hoạt động văn hóa tại Bắc Kạn trong tháng 4/2025

Chiều 18/3, UBND tỉnh Bắc Kạn thông tin, từ ngày 6/4 đến ngày 30/4, tỉnh sẽ tổ chức chuỗi các sự kiện văn hóa, với điểm nhấn "Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn năm 2025" có chủ đề "Sông Cầu - Nơi ngọn nguồn hội tụ", quy mô các tỉnh, thành phố lưu vực sông Cầu: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và thành phố Hà Nội.

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng"

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng"

Tại quân cảng Cam Ranh, Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp với Cục Chính trị Hải quân, CLB phóng viên ảnh Hà Nội, Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Tổ quốc nơi đầu sóng” và “Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng – 70 năm hành trình giữ biển”. Đây là hoạt động nhân dịp 50 năm giải phóng Quần đảo Trường sa (29/4/1975) và 70 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/1955).