Nâng cao dân trí từ những lớp xóa mù chữ ở vùng cao Hà Giang

Nâng cao dân trí từ những lớp xóa mù chữ ở vùng cao Hà Giang

Công tác phổ cập giáo dục - xóa mù chữ là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những nhiệm vụ then chốt ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Giang hướng tới mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Xác định được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, những năm qua Hà Giang đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, nhằm duy trì nâng cao chất lượng dạy và học, nâng tỉ lệ chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ.
Lớp xóa mù chữ ở Trường Tiểu học Ngô Quyền, phường Chi Lăng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN

Nỗ lực xóa mù chữ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đặt mục tiêu đến năm 2025 có 90% người độ tuổi từ 15 trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông, tỉnh Gia Lai đang nỗ lực triển khai các giải pháp xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hơn 3 tháng nay, đều đặn vào lúc 18 giờ từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, các lớp học xóa mù chữ cho bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Pleiku lại vang vọng tiếng đánh vần "ê, a".
Dù đã 70 tuổi, bà Tráng Thị Di ở thôn Tấu Dưới, xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, vẫn miệt mài học đọc và viết chữ. Ảnh: Việt Dũng – TTXVN

“Diệt giặc dốt” ở huyện vùng cao Yên Bái

Ngay sau khi nước ta giành được độc lập, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến vấn đề "diệt giặc dốt", coi đây là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của đất nước lúc bấy giờ. Huyện vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, sau 75 năm thực hiện công cuộc "diệt giặc dốt" đã gặt hái được nhiều thành công, trình độ dân trí được nâng lên, kinh tế - xã hội phát triển, từng bước thay đổi bộ mặt vùng cao.