Người dân tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã tận dụng tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước vùng lòng hồ thủy điện để phát triển nghề nuôi cá lồng, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Thuỷ điện Ialy là công trình thuỷ điện lớn nhất ở Tây Nguyên, có diện tích lòng hồ rộng lớn, nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Đây là địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Gia Lai, thu hút nhiều du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, dưới mặt nước trong xanh của lòng hồ, hoạt động khai thác cát trái phép lại ngang nhiên diễn ra ngày đêm, gây thiệt hại lớn về tài nguyên và môi trường.
Những năm gần đây, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình tại 10/13 xóm vùng ven hồ, đem lại thu nhập cao và ổn định cho người dân. Đến nay, xã đã có gần 800 lồng cá với khoảng 300 hộ gia đình tham gia phát triển nghề nuôi cá lồng, ước tính mỗi lồng cá có thể thu về 20 - 30 triệu đồng/năm.
Nằm bên lòng hồ thủy điện Sơn La, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên, là thị xã nhỏ nhất trong cả nước như có câu thơ đã viết "Thị xã hẹp trong một tầm tiếng gọi". Thị xã chỉ gồm hai phường và một xã. Từ lâu, thị xã Mường Lay được mệnh danh là “Viên ngọc quý” trên đỉnh trời Tây Bắc bởi cảnh vật ở đây khiến nhiều du khách mê say. Tận dụng thế mạnh từ lòng hồ thủy điện và những nét đẹp trong đời sống văn hóa để phát triển du lịch là vấn đề đang được chính quyền địa phương thị xã đặc biệt chú trọng.
Theo Đề án ổn định dân cư phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà xây dựng thủy điện Hòa Bình tại tỉnh Sơn La (gọi tắt là Đề án 1460) của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Sơn La đã được phê duyệt và điều chỉnh tổng mức đầu tư gần 1.400 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2011-2017.