Ở xã Nghị Đức, huyện Tánh Linh, chỉ sau một năm, mô hình liên kết "4 nhà" đã giúp nông dân tạo ra vùng canh tác ổn định
|
Được triển khai từ năm 2011 tại 2 xã Nam Chính (huyện Đức Linh) và Nghị Đức (huyện Tánh Linh), chỉ sau một năm, mô hình liên kết “4 nhà” đã giúp nông dân tạo ra vùng canh tác ổn định với năng suất lúa bình quân đạt 70 tạ/ha, cao hơn 10 tạ/ha so với sản xuất ngoài vùng. Nhờ chất lượng gạo ngon, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, mô hình này đã nhanh chóng được nhân rộng ra 16 xã với tổng diện tích hiện lên đến 1.000 ha.
Sản xuất lúa trên cánh đồng mẫu lớn ở thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh |
Tham gia mô hình này, người nông dân được nợ tiền phân bón và trừ vào tiền bán lúa khi thu hoạch, doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Không chỉ tạo vùng nguyên liệu ổn định, mô hình liên kết “4 nhà” còn tạo sự đồng bộ trong ứng dụng khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa sản xuất. Đây là sự khởi đầu quan trọng để Bình Thuận chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hướng đến mục tiêu thay đổi mô hình sản xuất theo hướng nâng cao thu nhập cho nông dân.
Nông dân xã Mê Pu, huyện Đức Linh liên kết với Công ty giống Việt Nông trồng mướp đắng (khổ qua)
|
Trồng thử nghiệm giống lúa mới tại cánh đồng Đồng Kho, huyện Tánh Linh
|
Mô hình liên kết "4 nhà" tạo sự đồng bộ trong ứng dụng khoa học - kỹ thuật
|
Ngân hàng là một trong "4 nhà" làm nên một cách làm hay cần được nhân rộng trên địa bàn cả nước
|
Nguyễn Thành