Trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2023, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu đến từ Đà Nẵng tái hiện lễ hội mừng lúa mới với các nghi thức đặc sắc.
Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của người K'ho S'Rê. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào K’Ho ở Lâm Đồng.
Với người Xê-đăng ở buôn Hring, xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk), Tết cơm mới (lễ mừng lúa mới) có ý nghĩa quan trọng, là một trong những ngày lễ lớn trong năm và được đồng bào háo hức mong chờ. Ngày đầu năm mới 2024, đông đảo đồng bào và du khách đã tập trung tại nhà văn hóa cộng đồng buôn Hring để cùng tham gia lễ hội.
Với đồng bào dân tộc Xơ Đăng (buôn Hring, xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk), Lễ hội mừng lúa mới (Tết cơm mới) có ý nghĩa quan trọng, là lễ cúng lớn nhất trong năm và được bà con háo hức mong chờ. Ngày đầu năm mới 2024, đông đảo nhân dân và du khách đã tập trung tại nhà văn hóa cộng đồng buôn Hring để cùng tham gia lễ hội.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần “ Đại đoàn kết toàn dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2022, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), bà con đồng bào dân tộc Gia Rai đến từ tỉnh Gia Lai đã tổ chức tái hiện Lễ mừng lúa mới của dân tộc mình.
Trong khuôn khổ Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2022, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lần đầu tiên đồng bào dân tộc K’ho đến từ thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã giới thiệu Lễ mừng lúa mới độc đáo của dân tộc mình tron những ngày đầu Xuân.
Để chào đón năm mới và ăn mừng vụ lúa vừa thu hoạch, người Bahnar tại Tây Nguyên thường tổ chức lễ mừng lúa mới để cảm tạ Yang Sri (Thần Lúa). Vào dịp này, những người đàn ông khi làm lễ tạ ơn tại nhà Rông đều khấn cầu Yang Sri ban sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình và mong năm sau dân làng sẽ có vụ mùa bội thu.
Mới đây, tại làng Sitơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang (Gia Lai) - quê hương của Anh hùng Núp, đồng bào dân tộc Bahnar đã tổ chức tái hiện Lễ mừng lúa mới với ý nghĩa tạ ơn Yàng Sri (thần Lúa) đã mang đến mùa màng bội thu cho dân tộc mình.
Vừa qua, tại buôn Treng, xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo (Đắk Lắk), cộng đồng người Jrai đã tổ chức Lễ mừng lúa mới để tạ ơn thần linh cho vụ mùa bội thu; cầu mong vụ mùa mới mưa thuận gió hòa, cây lúa tươi tốt.
Trong hệ thống nghi lễ nông nghiệp của người Jrai Aráp ở vùng Chư Pah (Gia Lai) lễ mừng lúa mới được coi là nghi lễ quan trọng nhất. Đó là nghi lễ mà các gia đình và cộng đồng làm để tạ ơn các thần linh đã phù hộ cho cho con người làm nên một vụ mùa tươi tốt, mang cho họ những hạt lúa óng vàng. Đồng thời đây cũng là nghi lễ để từng gia đình, cộng đồng cầu xin thần linh sẽ tiếp tục phù hộ cho họ trong mùa vụ tiếp theo được mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Khi những đồng lúa bắt đầu ngả vàng cũng là lúc đồng bào dân tộc Tày, Nùng huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng nô nức chuẩn bị đón Tết "kin khẩu mấư" (lễ mừng lúa mới, mừng cơm mới). Lễ mừng lúa mới là phong tục có từ lâu đời mang đậm nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây.
Ngày 21/10/2018 tại Làng Văn hoá - du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Xơ Đăng tỉnh KonTum được tái hiện. Đây là một trong những lễ hội thường được người Xơ Đăng tổ chức vào khoảng tháng 10 (âm lịch) khi lúa chín rộ và đồng bào Xơ Đăng bắt đầu việc thu hoạch, mở hội ăn mừng lúa mới.
Vào ngày đầu tiên của năm mới, cộng đồng người Xê Đăng ở Buôn Kon H'ring, xã Ea H'đing, huyện Cư M'Gar, tỉnh Đắk Lắk lại tổ chức Lễ mừng lúa mới, cầu cho mùa mới mưa thuận gió hòa, bà con được sung túc, đoàn kết (được tổ chức hằng năm từ 1994 đến nay).
Đến với buổi phục dựng Lễ Mừng lúa mới của người dân tộc K’ho S’rê tại khu du lịch Kô Tam (TP. Buôn Ma Thuột) trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017, du khách được đắm mình trong những làn điệu dân ca ngọt ngào của các nghệ nhân người dân tộc thiểu số đến từ huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Hàng năm, vào khoảng tháng 9, tháng 10 (dương lịch), đồng bào Cơ – tu ở tỉnh Quảng Nam lại tưng bừng mở hội mừng lúa mới để tạ ơn trời đất đã phù hộ cho dân làng một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm, yên vui.