Ông Nguyễn Văn Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai cho biết, Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới, dân số trên 705.000 người, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm trên 66%. Do đó, Tỉnh ủy Lào Cai đã sớm có chỉ đạo về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số. Đặc biệt, HĐND tỉnh Lào Cai đã thông qua Nghị quyết về chính sách ưu tiên tuyển dụng người dân tộc thiểu số vào các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, Ủy ban MTTQ, đoàn thể trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2016. Đối tượng chính sách là người dân tộc thiểu số được tỉnh Lào Cai cử đi đào tạo theo chế độ cử tuyển đã tốt nghiệp đại học; người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú tại các xã, phường, thị trấn của tỉnh Lào Cai từ 5 năm trở lên, tốt nghiệp đại học hệ chính quy tại các trường công lập. Tỉnh Lào Cai cũng ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020.
Theo ông Đặng Phi Vân, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lào Cai, hiện tỉnh có 31.437 cán bộ, công chức, viên chức các cấp, trong đó cán bộ người dân tộc thiểu số có 9.262 người, chiếm 29,46%. Chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số từng bước được nâng lên, đến nay tỷ lệ có trình độ sau đại học ngày càng tăng, chiếm 4,32% so với tổng số cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh. Cán bộ cấp cơ sở cơ bản đã có trình độ đại học, một số nơi có cán bộ, công chức có trình độ thạc sĩ. Số đại biểu người dân tộc thiểu số trúng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 chiếm tỷ lệ cao. Cấp tỉnh có 35/56 đại biểu, chiếm 62,5%; cấp huyện có 167/317 đại biểu, chiếm 52,68%; HĐND xã có 2.886/4.122, chiếm 70%. Đặc biệt, trong số cán bộ dân tộc thiểu số của tỉnh có hai cán bộ (Bí thư và Phó Bí thư Tỉnh ủy) thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Đến nay hầu hết các cơ quan từ tỉnh đến cơ sở đều có cán bộ lãnh đạo là người dân tộc thiểu số.
Nhiều địa phương như huyện Si Ma Cai, Bát Xát… có nhiều cách làm hay, sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng cán bộ ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ông Nguyễn Văn Minh, Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Si Ma Cai cho biết, mặc dù là huyện vùng cao, biên giới có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số những những năm qua việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức luôn được địa phương đặc biệt quan tâm. Huyện đã tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và kỹ năng quản lý... Sau khi hoàn thành các khóa học, huyện xem xét bố trí vào các vị trí, chức danh phù hợp để phát huy kiến thức được học tập và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ là 617 người, trong đó người dân tộc thiểu số là 368 người, chiếm 59,6%. Đến nay, nhiều cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện là người dân tộc thiểu số đạt chuẩn theo vị trí việc làm. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức đã quy hoạch các chức danh lãnh đạo là 137 người, chiếm 31,4 %.
Từ thực tế cho thấy, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, luân chuyển cán bộ được quan tâm, trở thành một nhiệm vụ quan trong của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Lào Cai. Đặc biệt, công tác quy hoạch cán bộ người dân tộc thiểu số tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 đảm bảo đúng quy định (nhiệm kỳ 2015 - 2020, cán bộ dân tộc thiểu số chiếm 39,56%; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy là cán bộ dân tộc thiểu số chiếm 43,33%).
Theo ông Đặng Phi Vân, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lào Cai, hiện tỉnh có 31.437 cán bộ, công chức, viên chức các cấp, trong đó cán bộ người dân tộc thiểu số có 9.262 người, chiếm 29,46%. Chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số từng bước được nâng lên, đến nay tỷ lệ có trình độ sau đại học ngày càng tăng, chiếm 4,32% so với tổng số cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh. Cán bộ cấp cơ sở cơ bản đã có trình độ đại học, một số nơi có cán bộ, công chức có trình độ thạc sĩ. Số đại biểu người dân tộc thiểu số trúng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 chiếm tỷ lệ cao. Cấp tỉnh có 35/56 đại biểu, chiếm 62,5%; cấp huyện có 167/317 đại biểu, chiếm 52,68%; HĐND xã có 2.886/4.122, chiếm 70%. Đặc biệt, trong số cán bộ dân tộc thiểu số của tỉnh có hai cán bộ (Bí thư và Phó Bí thư Tỉnh ủy) thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Đến nay hầu hết các cơ quan từ tỉnh đến cơ sở đều có cán bộ lãnh đạo là người dân tộc thiểu số.
Nhiều địa phương như huyện Si Ma Cai, Bát Xát… có nhiều cách làm hay, sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng cán bộ ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ông Nguyễn Văn Minh, Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Si Ma Cai cho biết, mặc dù là huyện vùng cao, biên giới có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số những những năm qua việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức luôn được địa phương đặc biệt quan tâm. Huyện đã tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và kỹ năng quản lý... Sau khi hoàn thành các khóa học, huyện xem xét bố trí vào các vị trí, chức danh phù hợp để phát huy kiến thức được học tập và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ là 617 người, trong đó người dân tộc thiểu số là 368 người, chiếm 59,6%. Đến nay, nhiều cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện là người dân tộc thiểu số đạt chuẩn theo vị trí việc làm. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức đã quy hoạch các chức danh lãnh đạo là 137 người, chiếm 31,4 %.
Từ thực tế cho thấy, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, luân chuyển cán bộ được quan tâm, trở thành một nhiệm vụ quan trong của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Lào Cai. Đặc biệt, công tác quy hoạch cán bộ người dân tộc thiểu số tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 đảm bảo đúng quy định (nhiệm kỳ 2015 - 2020, cán bộ dân tộc thiểu số chiếm 39,56%; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy là cán bộ dân tộc thiểu số chiếm 43,33%).
Hồng Ninh