Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm ở thị trấn Đắk Mâm hiện có 635 học sinh và 40 cán bộ, giáo viên. Dựa trên đặc điểm của mình, nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”. Trong đó, việc áp dụng các phương pháp dạy học mới được ưu tiên hàng đầu.
Đối với khối lớp 1, nhà trường áp dụng dạy học theo Công nghệ tiếng Việt, giúp học sinh nhanh chóng biết đọc thông thạo. Đối với các khối lớp từ lớp 2 đến lớp 5, nhà trường áp dụng đại trà mô hình dạy học mới một cách hiệu quả.
Dựa trên đặc điểm lớp phụ trách, giáo viên luôn tự tìm tòi, áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp, theo hướng chú trọng lấy học sinh làm trung tâm, hướng dẫn cách tự học, tự nghiên cứu. Vì vậy, học sinh đã dần phát huy được tính tích cực, chủ động.
Em Nguyễn Trường Anh, học sinh lớp 5A tâm sự: “Để có kết quả học tập tốt, chúng em thường hay thảo luận nhóm với nhau, những gì không hiểu thì mạnh dạn hỏi thầy cô. Riêng em còn tích cực tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ và hoạt động ngoại khóa để tăng cường các kỹ năng. Vì vậy, 5 năm liền em đều đạt học sinh giỏi”.
Ngoài việc tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn trong và ngoài tỉnh, Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm còn thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn. Qua đó, giáo viên đã kịp thời cập nhật những kiến thức mới để ứng dụng vào thực tế giảng dạy.
Hàng năm, nhà trường tổ chức các hội thi như làm đồ dùng dạy học, thi giáo viên dạy giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm… nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua cũng như giúp giáo viên ứng dụng vào thực tế giảng dạy và mang lại hiệu quả cao.
Theo cô giáo Đỗ Thị Khuyên, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm thì trường luôn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học trong giai đoạn hiện nay. Những giáo viên có năng lực được phân công nhiệm vụ thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo cho học sinh để nâng cao chất lượng mũi nhọn và đẩy mạnh chất lượng đại trà.
Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nên chất lượng giáo dục của nhà trường từng bước được nâng cao. Riêng trong năm học vừa qua, toàn trường có 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, 85% học sinh được biểu dương khen thưởng và có 2 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi Quốc gia.
Tương tự, Trường mầm non Vàng Anh ở xã Nam Xuân cũng tích cực nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Toàn trường hiện có 385 trẻ theo học và tất cả các lớp học đã thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.
Việc giáo dục và chăm sóc trẻ luôn bảo đảm phát triển ở tất cả các lĩnh vực như thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm-xã hội và thẩm mỹ. Trong hoạt động giảng dạy, giáo viên tích cực sử dụng các đồ dùng, đồ chơi trực quan để giúp trẻ dễ dàng nhận biết và phân biệt các sự vật, hiện tượng một cách dễ dàng.
Cô Bùi Thị Lan, giáo viên nhà trường tâm sự: “Để nâng cao chất lượng dạy học thì bản thân cô giáo phải có tấm lòng yêu thương trẻ, luôn vui vẻ, gần gũi, tạo cho trẻ mỗi ngày tới lớp là một niềm vui. Như thế, giữa cô và trẻ sẽ có sự hòa đồng, nâng cao được sự tiếp thu của các cháu hơn”.
Theo Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Krông Nô, với việc triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” đã tạo không khí thi đua sôi nổi của giáo viên trong các trường và giữa các trường với nhau. Qua phong trào đã giúp các trường tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các hình thức sinh hoạt chuyên môn và học tập như dự giờ, thao giảng, giờ học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục một cách bền vững. Tỷ lệ học sinh giỏi các cấp, tỷ lệ học sinh giỏi toàn diện, học sinh khá, học sinh lên lớp năm học sau luôn cao hơn năm học trước. Có thể nói, phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” đã phát huy tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết với nghề của đội ngũ cán bộ, giáo viên ở các trường học.
Đối với khối lớp 1, nhà trường áp dụng dạy học theo Công nghệ tiếng Việt, giúp học sinh nhanh chóng biết đọc thông thạo. Đối với các khối lớp từ lớp 2 đến lớp 5, nhà trường áp dụng đại trà mô hình dạy học mới một cách hiệu quả.
Dựa trên đặc điểm lớp phụ trách, giáo viên luôn tự tìm tòi, áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp, theo hướng chú trọng lấy học sinh làm trung tâm, hướng dẫn cách tự học, tự nghiên cứu. Vì vậy, học sinh đã dần phát huy được tính tích cực, chủ động.
Em Nguyễn Trường Anh, học sinh lớp 5A tâm sự: “Để có kết quả học tập tốt, chúng em thường hay thảo luận nhóm với nhau, những gì không hiểu thì mạnh dạn hỏi thầy cô. Riêng em còn tích cực tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ và hoạt động ngoại khóa để tăng cường các kỹ năng. Vì vậy, 5 năm liền em đều đạt học sinh giỏi”.
Trường mầm non Vàng Anh tăng cường trò chơi vận động cho trẻ |
Hàng năm, nhà trường tổ chức các hội thi như làm đồ dùng dạy học, thi giáo viên dạy giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm… nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua cũng như giúp giáo viên ứng dụng vào thực tế giảng dạy và mang lại hiệu quả cao.
Theo cô giáo Đỗ Thị Khuyên, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm thì trường luôn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học trong giai đoạn hiện nay. Những giáo viên có năng lực được phân công nhiệm vụ thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo cho học sinh để nâng cao chất lượng mũi nhọn và đẩy mạnh chất lượng đại trà.
Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nên chất lượng giáo dục của nhà trường từng bước được nâng cao. Riêng trong năm học vừa qua, toàn trường có 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, 85% học sinh được biểu dương khen thưởng và có 2 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi Quốc gia.
Tương tự, Trường mầm non Vàng Anh ở xã Nam Xuân cũng tích cực nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Toàn trường hiện có 385 trẻ theo học và tất cả các lớp học đã thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.
Việc giáo dục và chăm sóc trẻ luôn bảo đảm phát triển ở tất cả các lĩnh vực như thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm-xã hội và thẩm mỹ. Trong hoạt động giảng dạy, giáo viên tích cực sử dụng các đồ dùng, đồ chơi trực quan để giúp trẻ dễ dàng nhận biết và phân biệt các sự vật, hiện tượng một cách dễ dàng.
Cô Bùi Thị Lan, giáo viên nhà trường tâm sự: “Để nâng cao chất lượng dạy học thì bản thân cô giáo phải có tấm lòng yêu thương trẻ, luôn vui vẻ, gần gũi, tạo cho trẻ mỗi ngày tới lớp là một niềm vui. Như thế, giữa cô và trẻ sẽ có sự hòa đồng, nâng cao được sự tiếp thu của các cháu hơn”.
Theo Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Krông Nô, với việc triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” đã tạo không khí thi đua sôi nổi của giáo viên trong các trường và giữa các trường với nhau. Qua phong trào đã giúp các trường tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các hình thức sinh hoạt chuyên môn và học tập như dự giờ, thao giảng, giờ học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục một cách bền vững. Tỷ lệ học sinh giỏi các cấp, tỷ lệ học sinh giỏi toàn diện, học sinh khá, học sinh lên lớp năm học sau luôn cao hơn năm học trước. Có thể nói, phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” đã phát huy tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết với nghề của đội ngũ cán bộ, giáo viên ở các trường học.
Báo Đắk Nông