Trang tin điện tử tổng hợp Báo ảnh Dân tộc và Miền núi (TTXVN) thông tin thêm về ca ghép thận đặc biệt này với phương pháp thực hiện ghép thận đối với những trường hợp không cùng nhóm máu hoặc người nhận có kháng thể chống lại kháng nguyên của người cho.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ, bác sỹ Thái Minh Sâm, Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, 2 bệnh nhân là Lê Thị Ánh Hồng, 31 tuổi ngụ tại tỉnh Kiên Giang và Vũ Thị Huệ, 32 tuổi ngụ tại tỉnh Đăk Nông, đã có thời gian dài chạy thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Chị Lê Thị Ánh Hồng được người bố dượng tình nguyện hiến tặng thận, còn chị Vũ Thị Huệ được mẹ ruột là bà Nguyễn Thị Huế hiến thận.
Tuy nhiên, khi đến Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện các xét nghiệm thì cả 2 trường hợp đều không thể ghép thận cho nhau vì kháng thể của người nhận chống lại kháng nguyên của người hiến.
“Nếu hai cặp bố dượng – con và mẹ - con này tiến hành ghép thận thì nguy cơ đào thải ghép và tử vong ngay trên bàn mổ rất cao”, bác sỹ Thái Minh Sâm cho biết.
Ngay sau đó, các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy đã thuyết phục người nhà 2 bệnh nhân tiến hành hoán đổi người cho thận.
Theo đó, thận của bố dượng chị Ánh Hồng sẽ ghép cho chị Vũ Thị Huệ và ngược lại, thận của mẹ ruột chị Huệ sẽ ghép cho chị Ánh Hồng.
Vào ngày 11/1/2017, các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy đã chia làm 2 ê-kíp tiến hành 2 ca phẫu thuật ghép thận chéo song song cho chị Lê Thị Ánh Hồng và chị Vũ Thị Huệ.
Sau gần 1 tháng, hiện sức khỏe 2 cặp ghép thận đều ổn định, chức năng thận của người cho và người nhận đều diễn ra bình thường, các bệnh nhân sẽ được tái khám định kỳ để theo dõi.
Chia sẻ sau ca phẫu thuật, chị Vũ Thị Huệ không giấu nổi vui mừng khi tìm được người “đổi thận” tương thích với mình.
Chị Vũ Thị Huệ cho biết: Hiện sức khỏe của tôi ổn định, vui nhất là được về quê sum vầy với gia đình, không còn cảnh một mình chạy thận trường kỳ ở Sài Gòn như những năm qua nữa.
Còn chị Lê Thị Ánh Hồng chia sẻ: Cuộc đời tôi như mở ra một trang khác, khỏe mạnh, yêu đời, vui vẻ, không còn phải lo nghĩ nữa.
Trao đổi về ca phẫu thuật, bác sỹ Thái Minh Sâm cho biết thêm, phương pháp ghép thận chéo lần đầu tiên trên thế giới được thực hiện vào năm 1991 tại Hàn Quốc.
Hiện nay phương pháp này đang được nhiều trung tâm ghép thận trên thế giới áp dụng, nhiều nhất là tại Mỹ.
Về kỹ thuật, ghép thận đổi chéo không quá khó, tuy nhiên ở Việt Nam từ trước đến nay chưa thực hiện được bởi nguyên nhân khó tìm được các cặp đôi tương thích như trường hợp này.
Qua thành công của ca phẫu thuật, các bác sỹ kỳ vọng sẽ mở rộng thực hiện ghép chéo giữa các cặp cần ghép thận trong thời gian tới để mang lại cuộc sống bình thường cho những người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối./.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ, bác sỹ Thái Minh Sâm, Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, 2 bệnh nhân là Lê Thị Ánh Hồng, 31 tuổi ngụ tại tỉnh Kiên Giang và Vũ Thị Huệ, 32 tuổi ngụ tại tỉnh Đăk Nông, đã có thời gian dài chạy thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Chị Lê Thị Ánh Hồng được người bố dượng tình nguyện hiến tặng thận, còn chị Vũ Thị Huệ được mẹ ruột là bà Nguyễn Thị Huế hiến thận.
Tuy nhiên, khi đến Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện các xét nghiệm thì cả 2 trường hợp đều không thể ghép thận cho nhau vì kháng thể của người nhận chống lại kháng nguyên của người hiến.
“Nếu hai cặp bố dượng – con và mẹ - con này tiến hành ghép thận thì nguy cơ đào thải ghép và tử vong ngay trên bàn mổ rất cao”, bác sỹ Thái Minh Sâm cho biết.
Niềm vui và hạnh phúc của bác sĩ và hai bệnh nhân ghép thận đổi chéo. Ảnh: Phương Vy - TTXVN. |
Theo đó, thận của bố dượng chị Ánh Hồng sẽ ghép cho chị Vũ Thị Huệ và ngược lại, thận của mẹ ruột chị Huệ sẽ ghép cho chị Ánh Hồng.
Vào ngày 11/1/2017, các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy đã chia làm 2 ê-kíp tiến hành 2 ca phẫu thuật ghép thận chéo song song cho chị Lê Thị Ánh Hồng và chị Vũ Thị Huệ.
Sau gần 1 tháng, hiện sức khỏe 2 cặp ghép thận đều ổn định, chức năng thận của người cho và người nhận đều diễn ra bình thường, các bệnh nhân sẽ được tái khám định kỳ để theo dõi.
Chia sẻ sau ca phẫu thuật, chị Vũ Thị Huệ không giấu nổi vui mừng khi tìm được người “đổi thận” tương thích với mình.
Chị Vũ Thị Huệ cho biết: Hiện sức khỏe của tôi ổn định, vui nhất là được về quê sum vầy với gia đình, không còn cảnh một mình chạy thận trường kỳ ở Sài Gòn như những năm qua nữa.
Còn chị Lê Thị Ánh Hồng chia sẻ: Cuộc đời tôi như mở ra một trang khác, khỏe mạnh, yêu đời, vui vẻ, không còn phải lo nghĩ nữa.
Trao đổi về ca phẫu thuật, bác sỹ Thái Minh Sâm cho biết thêm, phương pháp ghép thận chéo lần đầu tiên trên thế giới được thực hiện vào năm 1991 tại Hàn Quốc.
Hiện nay phương pháp này đang được nhiều trung tâm ghép thận trên thế giới áp dụng, nhiều nhất là tại Mỹ.
Về kỹ thuật, ghép thận đổi chéo không quá khó, tuy nhiên ở Việt Nam từ trước đến nay chưa thực hiện được bởi nguyên nhân khó tìm được các cặp đôi tương thích như trường hợp này.
Qua thành công của ca phẫu thuật, các bác sỹ kỳ vọng sẽ mở rộng thực hiện ghép chéo giữa các cặp cần ghép thận trong thời gian tới để mang lại cuộc sống bình thường cho những người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN