Dựa trên lợi thế và tiềm năng sẵn có, UBND tỉnh Bình Định đã định hướng chiến lược phát triển trồng rừng gỗ lớn kết hợp với tổ chức sản xuất mới theo chuỗi giá trị, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gắn với đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư... nhằm đạt mục tiêu giúp tỉnh trở thành trung tâm chế biến lâm sản công nghệ cao của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ.
Một vụ phá rừng tự nhiên trái phép với diện tích gần 5 ha (trong đó có khoảng 3 ha diện tích rừng có cây gỗ) vừa xảy ra tại tiểu khu 793 thuộc lâm phần quản lý của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Kông H’de.
Sáng 24/8, tại thành phố Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị Tăng cường quản lý nhà nước về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói.
Ngày 9/6, thông tin từ UBND huyện Đăk Pơ (Gia Lai) cho biết, Hạt Kiểm lâm huyện đã khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản. Đây là vụ việc 52 cây gỗ rừng tự nhiên với gần 50 m3 bị cưa hạ tại rừng phòng hộ Ya Hội mà phóng viên Thông tấn xã Việt Nam mới phản ánh.
Ngày 24/5, tại Ủy ban nhân dân xã Mô Rai, Tòa án nhân dân huyện Sa Thầy (Kon Tum) mở phiên tòa lưu động xét xử vụ án hình sự về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” đối với ba bị cáo gồm: Lê Tiến Thụ, Lê Văn Thọ và Đỗ Văn Long.
Năm 2022, hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Yên Bái có nhiều khởi sắc, lượng hàng hóa nông lâm sản chế biến xuất khẩu tăng đột biến, thị trường mở rộng.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI đề ra mục tiêu trong giai đoạn 2021 – 2025, toàn tỉnh sẽ trồng mới được 15.000 ha rừng; trong đó, riêng năm 2021 sẽ trồng 3.000 ha rừng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản 4 tháng năm 2020 ước đạt gần 21,1 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu đạt 11,9 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ; nhập khẩu khoảng 9,17 tỷ USD, giảm 5,2%. Như vậy, giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt gần 2,8 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước
Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện có hơn 34.700 ha đất lâm nghiệp, chiếm khoảng 66 tổng diện tích đất tự nhiên; trong đó, rừng sản xuất trên 17.500 ha, diện tích rừng đặc dụng hơn 8.000 ha và rừng phòng hộ gần 9.200 ha.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 2 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 9,7 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt 5,34 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019; nhập khẩu ước đạt khoảng 4,3 tỷ USD, giảm 6,7%. Như vậy, giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt trên 1 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết, năm nay, ngành lâm nghiệp đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trên 5%. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu lâm sản ước đạt 11,3 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với năm 2018. Đây là mức tăng cao nhất trong lịch sử của ngành.
Phát triển lâm sản ngoài gỗ là một trong những hướng đi để khai thác bền vững tài nguyên rừng, vừa góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, vừa là giải pháp thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu. Vì vậy, Yên Bái đã chú trọng phát triển các loài cây lâm sản này.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu lâm sản tháng 4 ước đạt 875 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu lâm sản 4 tháng đầu năm 2019 ước đạt 3,278 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Diễn đàn “Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018 – thành công, bài học kinh nghiệm; giải pháp bứt phá năm 2019” đã diễn ra sáng 22/2 tại Hà Nội với sự góp mặt của khoảng 600 đại biểu là đại diện các bộ, ngành Trung ương, địa phương, đại sứ quán, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội và trên 300 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành nông nghiệp phải đạt kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2019 vượt mức 11 tỷ USD. Cùng dự hội nghị có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.
Ngày 08/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị về định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu, hướng tới mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 9 tỷ USD vào năm 2018 và phát triển bền vững vào những năm tiếp theo.
Ngày 30/7, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã ký kết quy chế phối hợp trong quản lý xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản và mẫu vật các loài thuộc danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 7 ước đạt 2,85 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 7 tháng năm 2018 đạt 22,2 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2017.