Làm giàu từ trang trại cà cuống

Làm giàu từ trang trại cà cuống
Từ lâu, anh Lê Thanh Tùng vốn đã nổi tiếng là người nuôi nhiều loài côn trùng khác nhau như dế, rết, bọ cạp… Riêng trại dế Thanh Tùng của anh đã cung cấp nguồn dế giống, dế thịt cho Tp. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận. Tuy vậy, do thị trường thay đổi, giá các loại côn trùng bị giảm nên anh bắt đầu chuyển sang nghiên cứu nuôi cà cuống. Tìm trên các trang mạng xã hội và liên hệ nhiều nơi, anh Tùng mới nhận ra là không nơi nào có bán giống cà cuống. Anh quyết định tự tìm cà cuống có trong tự nhiên ở các ao hồ gần nhà để thực hiện mô hình của mình. Sau gần một tháng dùng lưới bắt cà cuống cùng nhiều người phụ giúp, anh Tùng mới tìm được 5 con.
Làm giàu từ trang trại cà cuống ảnh 1
Một góc trang trại nuôi cà cuống của anh Lê Thanh Tùng ở ấp Bến Đò 2 (xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh).
Làm giàu từ trang trại cà cuống ảnh 2
Thả cà cuống vào bể nuôi...
Làm giàu từ trang trại cà cuống ảnh 3
...và cung cấp cho thức ăn cho cà cuống.
Làm giàu từ trang trại cà cuống ảnh 4
Một loại thức ăn tổng hợp cho cà cuống.
Làm giàu từ trang trại cà cuống ảnh 5
Tạo môi trường thuận lợi, gần giống tự nhiên để cà cuống sinh trưởng tốt.
Làm giàu từ trang trại cà cuống ảnh 6
Cà cuống rất thích bám trên các loại cây được thả tự nhiên trong các bể nuôi như bèo tây.
Làm giàu từ trang trại cà cuống ảnh 7
Bể nuôi tại trang trại của anh Lê Thanh Tùng được thiết kế đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nuôi cà cuống.
Làm giàu từ trang trại cà cuống ảnh 8
Cà cuống non tại trang trại.
Làm giàu từ trang trại cà cuống ảnh 9
Cà cuống 1,5 tháng thành phẩm có thể cho thu hoạch lấy thịt.
Làm giàu từ trang trại cà cuống ảnh 10
Cà cuống được coi là loài côn trùng quý hiếm, có nhiều công dụng đặc biệt là tinh dầu thơm.
Làm giàu từ trang trại cà cuống ảnh 11
Một con cà cuống hiện có giá khoảng 35.000-40.000 đồng.
Nuôi cà cuống là mô hình không những mang lại giá trị kinh tế cao cho các gia đình mà còn góp phần bảo tồn loại côn trùng quý hiếm này.
 Nuôi cà cuống là mô hình không những mang lại giá trị kinh tế cao cho các gia đình mà còn góp phần bảo tồn loại côn trùng quý hiếm này.
Cà cuống có tên khoa học Lethocerus indicus Lep. et Serv là một loại côn trùng thuộc họ Chân bơi Belostomatidae sống dưới nước; có cơ thể dẹt, hình lá, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình 7-8cm, có con lên đến 10-12cm. Tinh dầu cà cuống có mùi đặc biệt gần giống như mùi quế, có công dụng làm thuốc chữa các bệnh tè dầm cho trẻ em, hoặc kích thích sinh lý với người lớn.
Dựa vào những kiến thức về cà cuống và cách nuôi đã tìm hiểu trên sách báo, anh Tùng bắt đầu nhân giống cà cuống và đầu tư gần 300 triệu đồng để xây dựng bể nuôi. Cà cuống có đặc tính ban ngày sống dưới nước và đêm bay lên trên nên anh Tùng còn làm thêm những tấm che cẩn thận trên bể. Chiều cao của bể nuôi từ 20-30cm, tùy loại cà cuống mà mật độ nuôi trong mỗi hồ là khác nhau: 20-25 con/m2 bể nuôi với cà cuống sinh sản và 80-100 con/m2 bể nuôi với cà cuống lấy thịt. Theo anh Tùng, phải tạo ra không gian phù hợp để nuôi cà cuống, tránh để mật độ nuôi dày quá sẽ dẫn đến tình trạng cà cuống tự ăn thịt nhau khi đói hoặc phát triển không tốt trong môi trường chật hẹp.

Là giống côn trùng sinh sản tốt, phát triển nhanh nên cà cuống mất khoảng thời gian 2,5 tháng để một con non mới nở có thể cho sinh sản; và khoảng 1,5 tháng để một con non có thể trưởng thành cho lấy thịt. Nếu môi trường nuôi tốt thì cà cuống cũng phát triển dễ vì đây là loài ăn tạp và khá háu ăn với nguồn thức ăn đa dạng gồm: tôm, tép, nhái, nòng nọc, cá con, dế…

Với mô hình nuôi quy mô, khoa học, từ 5 con cà cuống ban đầu bắt từ tự nhiên, đến nay, anh Tùng đã sở hữu khoảng hơn 8.000 con cà cuống khỏe mạnh. Hiện mỗi ngày anh xuất ra thị trường là các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh được khoảng 100 con với giá 35.000-40.000 đồng/con, thu về gần 4 triệu đồng/ngày. Ngoài ra, anh còn bán con giống trong thời gian đẻ trứng với giá 300.000 đồng/con, cho người có nhu cầu nuôi, nghiên cứu.
Bên cạnh việc sở hữu 4 trang trại nuôi cà cuống, anh Tùng hiện nuôi thêm các loại khác như dế dùng làm thức ăn cho cà cuống, cũng như những loại côn trùng phục vụ cho quán ăn gia đình của anh. Anh Tùng cho biết, anh sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm nuôi cà cuống của mình cho bất cứ ai để nhân rộng loại côn trùng quý hiếm này và mang lại nguồn thu nhập cao cho người nuôi./.
 
Nhắc đến cà cuống, người ta thường nghĩ đến một loài côn trùng đặc trưng ở phía Bắc với nhiều công dụng khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là nước mắm có tinh dầu cà cuống. Tuy nhiên, lâu nay cà cuống gần như bị quên lãng khi số lượng loài côn trùng này đang dần biến mất trong tự nhiên. Nhiều tiệm bán bánh cuốn của Hà Nội còn duy trì loại nước chấm từ cà cuống nhưng theo anh Tùng, vị cà cuống ở đây đa phần là hương liệu, chứ không phải được chiết xuất từ tinh dầu cà cuống nguyên chất.
Theo Báo ảnh Việt Nam

Có thể bạn quan tâm