Khu vực rừng bị phá nằm liền kề với đất sản xuất cà phê của người dân. Mục đích các đối tượng nhằm lấy đất sản xuất. Bên cạnh diện tích rừng bị phá, các đối tượng dùng máy múc đào hố để trồng cây lâu năm, một số cây cà phê cũng vừa được trồng xuống…
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện trường xảy ra sự việc ở Tiểu khu 261, thuộc thôn Hai Bà Trưng, xã Nam Hà, huyện Lâm Hà thuộc lâm phần quản lý của Ban Quản lý rừng Lâm Hà. Toàn bộ diện tích rừng thông bị phá được trồng cách đây gần 20 năm, có đường kính gốc từ 25-40cm. Điều đáng nói là mặc dù có tới hàng trăm cây thông bị đốn hạ từ 2-3 ngày trước nhưng chưa thấy lực lượng chức năng phát hiện, khám nghiệm hiện trường. Ngoài ra, tại hiện trường, hàng trăm lóng thông khác đã được cưa hạ từ nhiều tháng trước. Nhiều thân cây có chiều dài từ 1-1,5m, đường kính khoảng 40 cm đã bị cưa hạ được chất thành đống sau đó đốt cháy còn dang dở. Khi nhóm phóng viên tiếp cận hiện trường, tại đây vẫn có hai chiếc máy múc đang hoạt động, những cây thông sau khi cưa hạ nhanh chóng được thu dọn, cào cỏ, làm đường vào rừng... Ước tính có khoảng 2 ha rừng thông ở hai ngọn đồi liền kề nhau đã bị chặt phá, thông nằm ngổn ngang, lá thông còn màu xanh tươi.
Phát hiện thấy có người, nhóm “lâm tặc” đưa xe múc lên xe tải nhỏ (loại dưới 3 tấn) kéo ra ngoài hiện trường. Điều đáng nói là hiện trường xảy ra vụ việc cách UBND xã Nam Hà khoảng 2km và xung quanh là vườn cà phê, tuy nhiên không có bất kỳ lực lượng chức năng nào phát hiện, ngăn chặn kịp thời.
Tại cuộc họp báo thường kỳ do UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức vào cuối tháng 9/2019, ông Phùng Khắc Đồng, người phát ngôn của UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết: Trong 9 tháng đầu năm 2019, tuy số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng giảm nhưng diện tích rừng bị phá cao hơn cùng kỳ năm 2018, điều này cho thấy sự manh động của những đối tượng phá rừng.
Từ đầu năm 2019 đến nay, địa bàn tỉnh Lâm Đồng xảy ra 42 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng nổi cộm, tập trung chủ yếu tại các huyện: Đam Rông, Lâm Hà, Đức Trọng. Đặc biệt đã xảy ra hai vụ chống người thi hành công vụ ở huyện Đức Trọng.
Phóng viên sẽ tiếp tục thông tin thêm về vụ việc.
Hiện trường vụ phá rừng thông 20 năm tuổi tại xã Nam Hà, huyện Lâm Hà. Ảnh: Đặng Tuấn - TTXVN |
Phát hiện thấy có người, nhóm “lâm tặc” đưa xe múc lên xe tải nhỏ (loại dưới 3 tấn) kéo ra ngoài hiện trường. Điều đáng nói là hiện trường xảy ra vụ việc cách UBND xã Nam Hà khoảng 2km và xung quanh là vườn cà phê, tuy nhiên không có bất kỳ lực lượng chức năng nào phát hiện, ngăn chặn kịp thời.
Tại cuộc họp báo thường kỳ do UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức vào cuối tháng 9/2019, ông Phùng Khắc Đồng, người phát ngôn của UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết: Trong 9 tháng đầu năm 2019, tuy số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng giảm nhưng diện tích rừng bị phá cao hơn cùng kỳ năm 2018, điều này cho thấy sự manh động của những đối tượng phá rừng.
Từ đầu năm 2019 đến nay, địa bàn tỉnh Lâm Đồng xảy ra 42 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng nổi cộm, tập trung chủ yếu tại các huyện: Đam Rông, Lâm Hà, Đức Trọng. Đặc biệt đã xảy ra hai vụ chống người thi hành công vụ ở huyện Đức Trọng.
Phóng viên sẽ tiếp tục thông tin thêm về vụ việc.
Đặng Tuấn