Theo báo cáo của lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lai Châu, từ giữa tháng 1/2018 đến nay trên địa bàn tỉnh phát hiện gia súc có biểu hiện triệu chứng bệnh lở mồm long móng tại 4 huyện (Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường, Mường Tè) và Thành phố Lai Châu. Với sự vào cuộc tích cực của các huyện, thành phố, cơ quan chuyên môn, đến nay đã có 445 con gia súc (304 trâu, 91 bò, 50 lợn) được điều trị khỏi về triệu chứng, không có phát sinh thêm gia súc mắc bệnh.
Ông Nguyễn Mạnh Thưởng, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lai Châu cho biết, Chi cục phối hợp các ngành chức năng tăng cường kiểm soát việc giết mổ, vận chuyển động vật. Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại ổ dịch và những khu vực lân cận. Sẵn sàng cung ứng thuốc để kiểm soát, dập dịch; Khuyến cáo người dân khi phát hiện gia súc ốm phải thông báo cho cơ quan chức năng hoặc chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.
Theo ông Thưởng, nguyên nhân do thời gian qua thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại, độ ẩm cao làm giảm sức đề kháng vật nuôi và tạo môi trường thuận lợi cho vi rút gây bệnh phát triển, bùng phát. Đa phần các hộ chăn nuôi vẫn thiếu kinh nghiệm và chưa nắm được các loại dịch bệnh gây ảnh hưởng cho việc phòng, chống. Đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa địa hình hiểm trở trình độ nhận thức bà con còn hạn chế nên việc phòng, chống dịch còn nhiều khó khăn. Trong năm 2017, việc tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng cho đàn trâu bò của tỉnh chỉ được triển khai 1 đợt, đàn lợn không được tiêm phòng. Do vậy việc tạo kháng thể bảo hộ đàn trâu bò không được đảm bảo, việc miễn dịch không cao.
Ông Vương Thế Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Than Uyên (Lai Châu) cho biết, cuối năm 2017, một số xã trên địa bàn huyện xuất hiện bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc. Huyện đã chỉ đạo chính quyền địa phương cùng cơ quan chuyên môn và người dân chữa trị khỏi các con gia súc mắc bệnh. Tuy nhiên, người dân có vai trò rất quan trọng trong việc sớm phát hiện bệnh, để kịp thời chữa trị, ngăn chặn để dịch bệnh không lây lan diện rộng.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát, phối hợp với chính quyền cơ sở thực hiện các biện pháp để phòng chống bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc kiểm dịch vận chuyển, lưu thông buôn bán gia súc trên thị trường. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện nuôi cách ly gia súc bị bệnh, không thả gia súc vừa điều trị khỏi; tăng cường khâu vệ sinh chăm sóc, nuôi dưỡng, không thả rông gia súc nhất là vùng có dịch và khu vực lân cận.
Cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện hướng dẫn người dân bản Cáp Na 1 sát trùng vết thương trong miệng khi gia súc bị bệnh LMLM.Ảnh: Nguồn baolaichau.vn |
Ông Nguyễn Mạnh Thưởng, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lai Châu cho biết, Chi cục phối hợp các ngành chức năng tăng cường kiểm soát việc giết mổ, vận chuyển động vật. Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại ổ dịch và những khu vực lân cận. Sẵn sàng cung ứng thuốc để kiểm soát, dập dịch; Khuyến cáo người dân khi phát hiện gia súc ốm phải thông báo cho cơ quan chức năng hoặc chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.
Theo ông Thưởng, nguyên nhân do thời gian qua thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại, độ ẩm cao làm giảm sức đề kháng vật nuôi và tạo môi trường thuận lợi cho vi rút gây bệnh phát triển, bùng phát. Đa phần các hộ chăn nuôi vẫn thiếu kinh nghiệm và chưa nắm được các loại dịch bệnh gây ảnh hưởng cho việc phòng, chống. Đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa địa hình hiểm trở trình độ nhận thức bà con còn hạn chế nên việc phòng, chống dịch còn nhiều khó khăn. Trong năm 2017, việc tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng cho đàn trâu bò của tỉnh chỉ được triển khai 1 đợt, đàn lợn không được tiêm phòng. Do vậy việc tạo kháng thể bảo hộ đàn trâu bò không được đảm bảo, việc miễn dịch không cao.
Người dân bản Sàng Mà Pho, xã Sin Suối Hồ chú trọng công tác chăm sóc, theo dõi dịch bệnh, đảm bảo đàn gia súc sinh trưởng, phát triển ổn định. Ảnh: Nguồn baolaichau.vn. |
Ông Vương Thế Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Than Uyên (Lai Châu) cho biết, cuối năm 2017, một số xã trên địa bàn huyện xuất hiện bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc. Huyện đã chỉ đạo chính quyền địa phương cùng cơ quan chuyên môn và người dân chữa trị khỏi các con gia súc mắc bệnh. Tuy nhiên, người dân có vai trò rất quan trọng trong việc sớm phát hiện bệnh, để kịp thời chữa trị, ngăn chặn để dịch bệnh không lây lan diện rộng.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát, phối hợp với chính quyền cơ sở thực hiện các biện pháp để phòng chống bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc kiểm dịch vận chuyển, lưu thông buôn bán gia súc trên thị trường. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện nuôi cách ly gia súc bị bệnh, không thả gia súc vừa điều trị khỏi; tăng cường khâu vệ sinh chăm sóc, nuôi dưỡng, không thả rông gia súc nhất là vùng có dịch và khu vực lân cận.
Việt Hoàng