Theo đó, trường hợp tử vong được xác định là Nguyễn Nhật H (12 tuổi, trú tại thành phố Kon Tum). Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum xác nhận, bệnh nhân có dấu hiệu sốt, mệt mỏi vào ngày 19/9/2019. Người nhà đã đưa bệnh nhân đi khám lần lượt tại phòng khám tư nhân, Bệnh viện Quân Y 24, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum, Bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai, Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai. Đến ngày 27/9/2019 bệnh nhân tử vong, chẩn đoán do sốt xuất huyết Dengue nặng ngày thứ 7 có shock/tổn thương gan.
Như vậy, đến hết ngày 7/10, toàn tỉnh Kon Tum có 442 ổ dịch sốt xuất huyết xảy ra ở 10/10 huyện, thành phố với tổng số hơn 1200 ca mắc sốt xuất huyết. Thành phố Kon Tum có số người mắc sốt xuất huyết nhiều nhất với 647 ca, trong đó có 1 ca tử vong.
Bà Nguyễn Thị Vân, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum cho biết, công tác phòng chống sốt xuất huyết của địa phương đang gặp nhiều khó khăn, bởi hiện nay tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tăng lên do thời tiết mưa nắng thất thường, rất thuận lợi cho muỗi phát triển. Bên cạnh đó, một số cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quyết tâm, quyết liệt trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết; ở các hộ gia đình vẫn còn nhiều ổ bọ gậy; người dân chưa tự giác trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết.
Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát mạnh, ngành Y tế tỉnh Kon Tum phối hợp với chính quyền các địa phương đã tổ chức trên 6.200 lượt dọn vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng bọ gậy; đa dạng các hình thức truyền thông đến từng hộ gia đình.
Như vậy, đến hết ngày 7/10, toàn tỉnh Kon Tum có 442 ổ dịch sốt xuất huyết xảy ra ở 10/10 huyện, thành phố với tổng số hơn 1200 ca mắc sốt xuất huyết. Thành phố Kon Tum có số người mắc sốt xuất huyết nhiều nhất với 647 ca, trong đó có 1 ca tử vong.
Bà Nguyễn Thị Vân, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum cho biết, công tác phòng chống sốt xuất huyết của địa phương đang gặp nhiều khó khăn, bởi hiện nay tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tăng lên do thời tiết mưa nắng thất thường, rất thuận lợi cho muỗi phát triển. Bên cạnh đó, một số cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quyết tâm, quyết liệt trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết; ở các hộ gia đình vẫn còn nhiều ổ bọ gậy; người dân chưa tự giác trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết.
Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát mạnh, ngành Y tế tỉnh Kon Tum phối hợp với chính quyền các địa phương đã tổ chức trên 6.200 lượt dọn vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng bọ gậy; đa dạng các hình thức truyền thông đến từng hộ gia đình.
Quang Thái