Đến thời điểm này, Cần Thơ đã có 7 xã được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu; trong đó xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ là địa phương nỗi bật về thế mạnh phát triển kinh tế tập thể, kinh tế vườn.
Phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại dưới tán rừng theo hướng sản xuất hàng hóa đã và đang mang lại tín hiệu tích cực trong giảm nghèo, ổn định kinh tế ở vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam)…
Những vườn dâu da sum suê, trĩu quả ở ấp Bến Nhứt, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng từ lâu là điểm du lịch sinh thái nổi tiếng của tỉnh Kiên Giang. Nhờ nguồn vốn vay 400 triệu đồng của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, bà con nơi đây đã có thêm điều kiện để mở rộng, cải tạo vườn dâu, mang lại hiệu quả kinh tế cao và ngày càng thu hút du khách từ khắp nơi đến tham quan, giải trí.
Tỉnh Trà Vinh nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, với hệ thống sông rạch phong phú, đất đai được phù sa bồi đắp màu mỡ quanh năm đã tạo cho địa phương có một nền sản xuất nông nghiệp rất đa dạng. Đặc biệt, tỉnh có nhiều cù lao, cồn nổi ven sông với những vườn cây ăn quả đặc sản chuyên canh rất lợi thế để phát triển du lịch sinh thái sông nước miệt vườn. Đây được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao chuỗi giá trị cây ăn quả đặc sản của tỉnh, nâng cao thu nhập cho người dân.
Nhằm phát huy các tiềm năng đất đai, lao động, thúc đẩy chuyển đổi sản xuất theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, Tiền Giang đã mở rộng diện tích vườn trồng cây ăn quả các loại lên trên 77.000 ha, vượt 4,74% so với mục tiêu đề ra vào năm 2020. Hàng năm, riêng sản lượng trái cây các loại đã đạt trên 1,5 triệu tấn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang là tỉnh trọng điểm về sản xuất nông nghiệp mà kinh tế vườn là một trong những tiềm năng kinh tế hàng đầu.
Diện tích đất vườn ở Thừa Thiên - Huế hiện có khoảng 8.700 ha, chiếm 15% diện tích đất nông nghiệp; nhưng thu nhập từ kinh tế vườn ở đây chiếm tới 70% tổng thu nhập kinh tế hộ.