Những năm qua, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều mô hình kinh tế trang trại ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Từ việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đã đem lại lợi nhuận cao, góp phần lớn vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương, khai thác, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động, tạo ra sự liên kết trong sản xuất, chủ động tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
Theo số liệu của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội), Hà Nội hiện có 1.701 trang trại, trong đó có 277 trang trại đã liên kết phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; có 243 trang trại ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại dưới tán rừng theo hướng sản xuất hàng hóa đã và đang mang lại tín hiệu tích cực trong giảm nghèo, ổn định kinh tế ở vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam)…
Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, toàn thành phố hiện có 1.701 trang trại, trong đó có 33 trang trại trồng trọt, 1.359 trang trại chăn nuôi, 180 trang trại nuôi trồng thủy sản, 1 trang trại lâm nghiệp, 125 trang trại tổng hợp và 3 trang trại hoạt động trong lĩnh vực du lịch nông nghiệp. Hà Nội có 243 trang trại bước đầu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ đang trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị xây dựng Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại.
Với những cơ chế, chính sách phù hợp, những năm gần đây, việc phát triển kinh tế trang trại (KTTT) trên địa bàn huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã mang lại hiệu quả thiết thực, vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, vừa tạo thu nhập ổn định cho đồng bào dân tộc.
Ông Vũ Văn Lung (sinh năm 1951, ở thôn Bình Ca 1, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) là một người thành công trong phát triển kinh tế theo mô hình trang trại. Nhờ kết hợp trồng rừng, cây ăn quả, nuôi cá và trồng phong lan, hàng năm, gia đình ông thu nhập trên 800 triệu đồng.
Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân tỉnh Bắc Ninh tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế trang trại mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nhiều trang trại đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, thụ hưởng các chính sách hỗ trợ. Hiện tỉnh Bắc Ninh đang triển khai nhiều giải pháp nhằm giúp đỡ các hộ dân phát triển kinh tế trang trại.
Kinh tế trang trại là mũi nhọn trong phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hiện các trang trại ở Nghệ An vẫn đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, thụ hưởng các chính sách hỗ trợ và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Do đó, cần có giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển bền vững…