Cách làm sáng tạo
Ký hợp đồng thuê nhân viên tuần rừng là một trong những giải pháp được tỉnh Tuyên Quang thực hiện từ nhiều năm trở lại đây nhằm tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ rừng. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang là Hạt kiểm lâm đầu tiên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang áp dụng mô hình đồng quản lý và ký hợp đồng thuê nhân viên tuần rừng. Ông Khổng Văn Quang, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang cho biết: Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang hiện phải quản lý trên 33.000ha rừng, trong đó rừng đặc dụng là trên 21.000ha, rừng phòng hộ trên 6.000ha và rừng sản xuất là trên 6.000ha. Với diện tích lớn, động thực vật phong phú, trong khi Hạt Kiểm lâm chỉ có 25 cán bộ trong biên chế (còn thiếu 8 biên chế kiểm lâm theo chỉ tiêu được giao) nên khối lượng công việc rất lớn, công tác tuần tra, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn. Thực hiện theo cơ chế của tỉnh, năm 2013, Hạt đã triển khai mô hình đồng quản lý giữa Hạt và xã, đồng thời trình lên Chi cục Kiểm lâm tỉnh xin ký hợp đồng thuê thêm nhân viên tuần rừng. Tiêu chuẩn để trở thành nhân viên tuần rừng là người có uy tín và có kiến thức về lâm nghiệp, có sức khỏe tốt, trách nhiệm trong công việc…
Tìm hiểu rõ hơn về mô hình mới trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, chúng tôi tìm về xã Sơn Phú, huyện Na Hang (Tuyên Quang) - xã thí điểm mô hình đồng quản lý với Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang. Anh Triệu Tiến Phin, Chủ tịch UBND xã Sơn Phú cho biết: Trên địa bàn xã hiện có 2 nhân viên tuần rừng kiêm nhiệm, một người là Phó Trưởng công an xã và một là Trưởng thôn theo mô hình đồng quản lý giữa xã và Hạt kiểm lâm, nghĩa là xã và Hạt cùng quản lý 2 nhân viên tuần rừng này. Thực hiện mô hình đồng quản lý, bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân bảo vệ và phát triển rừng, phối hợp với lực lượng kiểm lâm đẩy mạnh công tác tuần tra, xử lý các vụ việc vi phạm về rừng, xã còn tạo điều kiện tốt nhất để hai nhân viên tuần rừng kiêm nhiệm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nhờ đó, các vụ vi phạm pháp luật về rừng trên địa bàn xã giảm rõ rệt.
Là Phó Trưởng Công an xã Sơn Phú, kiêm nhân viên tuần rừng từ nhiều năm nay, anh Hoàng Xuân Hòa cho biết: Vừa làm công an xã, vừa làm nhân viên tuần rừng cũng có nhiều thuận lợi. Đơn cử như có hệ thống công an viên ở các thôn bản nên khi có dấu hiệu vi phạm về bảo vệ rừng ở địa phương thì công an viên ở đó sẽ thông tin lại cho tôi, tôi sẽ báo cáo cho lãnh đạo xã và lực lượng kiểm lâm ở các chốt, trạm để phối hợp kiểm tra, xử lý vụ việc. Hiện nay, các ngày thứ 2, thứ 3, thứ 4 tôi giải quyết các công việc tại xã, những ngày còn lại tôi cùng với lực lượng kiểm lâm đi tuần rừng.
Với những hiệu quả từ thực tế, mô hình hợp đồng với nhân viên tuần rừng là các trưởng thôn, Phó Trưởng công an xã đã tiếp tục được Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang triển khai đến các xã Thanh Tương, Khâu Tinh, hai xã có địa hình phức tạp, diện tích rừng lớn trên địa bàn huyện Na Hang.
Ông Khổng Văn Quang, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang cho biết thêm: Hạt đang ký hợp đồng với 37 nhân viên tuần rừng, trong đó có 5 nhân viên tuần rừng là trưởng thôn và công an viên ở các xã có diện tích rừng lớn trên địa bàn huyện. Nhờ ký hợp đồng với các nhân viên tuần rừng, đặc biệt là các nhân viên tuần rừng là trưởng thôn, công an xã nên trong những năm qua, công tác tuần tra bảo vệ rừng trên địa bàn huyện đã được triển khai tích cực. Qua đó, đã ngăn chặn được nhiều vụ phá rừng làm nương rẫy, vận động được người dân từ phá rừng chuyển sang trồng rừng, các vụ vi phạm nghiêm trọng giảm đáng kể…
Những hiệu quả thiết thực
Ông Nguyễn Bảo Anh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang cho biết: Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh Tuyên Quang đặc biệt quan tâm, chú trọng. Để đẩy mạnh công tác tuần tra, bảo vệ rừng, khắc phục tình trạng thiếu biên chế trong ngành kiểm lâm ở tỉnh nên Chi cục, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang đã đề xuất với UBND tỉnh bổ sung kinh phí, tiến hành ký hợp đồng thuê nhân viên tuần rừng. Việc ký hợp đồng thuê nhân viên tuần rừng đã được triển khai cách đây nhiều năm và được đẩy mạnh từ năm 2013. Hiện nay, toàn tỉnh có 84 nhân viên tuần rừng được ký hợp đồng, được bố trí tại các chốt bảo vệ rừng, ở những vị trí quan trọng trong vùng lõi của rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Các nhân viên tuần rừng có nhiệm vụ hỗ trợ kiểm lâm trong công tác tuần tra, bảo vệ rừng; xây dựng các tuyến tuần tra, kiểm tra rừng trong khu vực rừng được giao bảo vệ; thực hiện tuần tra, kiểm tra, phát hiện ngăn chặn kịp thời các hành vi phá rừng, khai thác rừng, săn bắn, bẫy bắt động vật rừng trái pháp luật…
Tỉnh Tuyên Quang hiện có gần 47.000 ha rừng đặc dụng, trên 121.000 ha rừng phòng hộ, diện tích rừng tự nhiên lớn trong khi Chi cục hiện chỉ có 247/279 biên chế được giao, thiếu 32 biên chế. So với quy định tại Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ, Chi cục còn thiếu khoảng 170 biên chế. Tuy nhiên, nhờ ký hợp đồng thuê nhân viên tuần rừng nên việc tuần tra rừng được thực hiện thường xuyên hơn, các chốt bảo vệ rừng được đặt sâu trong rừng, chốt chặn tại các vị trí quan trọng, từ đó đã góp phần hạn chế đáng kể tình trạng săn bắt động vật rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, phát đốt rừng để làm nương rẫy. Bên cạnh đó, phần lớn nhân viên tuần rừng là người địa phương nên thông thạo địa hình rừng, hiểu biết sâu về phong tục, tập quán của người dân địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, số vụ vi phạm vì thế cũng giảm rõ rệt, năm 2017 đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 562 vụ vi phạm, giảm 135 vụ so với năm 2016…
Chia sẻ kinh nghiệm trong việc quản lý, bảo vệ rừng ông Nguyễn Bảo Anh cho biết thêm: Để thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm tra thì công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân là rất quan trọng. Ngoài ra, cần quản lý tốt đội ngũ cán bộ, công chức nhân viên tuần rừng. Hiện nay, Chi cục đang thực hiện quản lý bằng công việc: nhân viên tuần rừng phải đi tuần rừng theo các tuyến tuần tra và phải có báo cáo bằng hình ảnh trong các chuyến đi tuần. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức kiểm lâm và lực lượng tuần rừng thường phải ở các chốt, trạm nằm sâu trong rừng, điều kiện sinh hoạt khó khăn nên cần thường xuyên quan tâm, động viên tinh thần… để những cán bộ, nhân viên này hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao…
Thời gian tới, Chi cục sẽ tiếp tục chỉ đạo các Hạt kiểm lâm tăng cường công tác tuần tra, ngăn chặn vi phạm ngay từ khi mới phát sinh, bố trí lực lượng “bảo vệ rừng tại gốc”; đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Ký hợp đồng thuê nhân viên tuần rừng là một trong những giải pháp được tỉnh Tuyên Quang thực hiện từ nhiều năm trở lại đây nhằm tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ rừng. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang là Hạt kiểm lâm đầu tiên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang áp dụng mô hình đồng quản lý và ký hợp đồng thuê nhân viên tuần rừng. Ông Khổng Văn Quang, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang cho biết: Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang hiện phải quản lý trên 33.000ha rừng, trong đó rừng đặc dụng là trên 21.000ha, rừng phòng hộ trên 6.000ha và rừng sản xuất là trên 6.000ha. Với diện tích lớn, động thực vật phong phú, trong khi Hạt Kiểm lâm chỉ có 25 cán bộ trong biên chế (còn thiếu 8 biên chế kiểm lâm theo chỉ tiêu được giao) nên khối lượng công việc rất lớn, công tác tuần tra, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn. Thực hiện theo cơ chế của tỉnh, năm 2013, Hạt đã triển khai mô hình đồng quản lý giữa Hạt và xã, đồng thời trình lên Chi cục Kiểm lâm tỉnh xin ký hợp đồng thuê thêm nhân viên tuần rừng. Tiêu chuẩn để trở thành nhân viên tuần rừng là người có uy tín và có kiến thức về lâm nghiệp, có sức khỏe tốt, trách nhiệm trong công việc…
Cán bộ kiểm lâm và nhân viên tuần rừng Trạm kiểm lâm xã Sơn Phú, huyện Na Hang (Tuyên Quang) tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Quang Đán – TTXVN |
Tìm hiểu rõ hơn về mô hình mới trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, chúng tôi tìm về xã Sơn Phú, huyện Na Hang (Tuyên Quang) - xã thí điểm mô hình đồng quản lý với Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang. Anh Triệu Tiến Phin, Chủ tịch UBND xã Sơn Phú cho biết: Trên địa bàn xã hiện có 2 nhân viên tuần rừng kiêm nhiệm, một người là Phó Trưởng công an xã và một là Trưởng thôn theo mô hình đồng quản lý giữa xã và Hạt kiểm lâm, nghĩa là xã và Hạt cùng quản lý 2 nhân viên tuần rừng này. Thực hiện mô hình đồng quản lý, bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân bảo vệ và phát triển rừng, phối hợp với lực lượng kiểm lâm đẩy mạnh công tác tuần tra, xử lý các vụ việc vi phạm về rừng, xã còn tạo điều kiện tốt nhất để hai nhân viên tuần rừng kiêm nhiệm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nhờ đó, các vụ vi phạm pháp luật về rừng trên địa bàn xã giảm rõ rệt.
Là Phó Trưởng Công an xã Sơn Phú, kiêm nhân viên tuần rừng từ nhiều năm nay, anh Hoàng Xuân Hòa cho biết: Vừa làm công an xã, vừa làm nhân viên tuần rừng cũng có nhiều thuận lợi. Đơn cử như có hệ thống công an viên ở các thôn bản nên khi có dấu hiệu vi phạm về bảo vệ rừng ở địa phương thì công an viên ở đó sẽ thông tin lại cho tôi, tôi sẽ báo cáo cho lãnh đạo xã và lực lượng kiểm lâm ở các chốt, trạm để phối hợp kiểm tra, xử lý vụ việc. Hiện nay, các ngày thứ 2, thứ 3, thứ 4 tôi giải quyết các công việc tại xã, những ngày còn lại tôi cùng với lực lượng kiểm lâm đi tuần rừng.
Với những hiệu quả từ thực tế, mô hình hợp đồng với nhân viên tuần rừng là các trưởng thôn, Phó Trưởng công an xã đã tiếp tục được Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang triển khai đến các xã Thanh Tương, Khâu Tinh, hai xã có địa hình phức tạp, diện tích rừng lớn trên địa bàn huyện Na Hang.
Ông Khổng Văn Quang, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang cho biết thêm: Hạt đang ký hợp đồng với 37 nhân viên tuần rừng, trong đó có 5 nhân viên tuần rừng là trưởng thôn và công an viên ở các xã có diện tích rừng lớn trên địa bàn huyện. Nhờ ký hợp đồng với các nhân viên tuần rừng, đặc biệt là các nhân viên tuần rừng là trưởng thôn, công an xã nên trong những năm qua, công tác tuần tra bảo vệ rừng trên địa bàn huyện đã được triển khai tích cực. Qua đó, đã ngăn chặn được nhiều vụ phá rừng làm nương rẫy, vận động được người dân từ phá rừng chuyển sang trồng rừng, các vụ vi phạm nghiêm trọng giảm đáng kể…
Những hiệu quả thiết thực
Ông Nguyễn Bảo Anh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang cho biết: Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh Tuyên Quang đặc biệt quan tâm, chú trọng. Để đẩy mạnh công tác tuần tra, bảo vệ rừng, khắc phục tình trạng thiếu biên chế trong ngành kiểm lâm ở tỉnh nên Chi cục, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang đã đề xuất với UBND tỉnh bổ sung kinh phí, tiến hành ký hợp đồng thuê nhân viên tuần rừng. Việc ký hợp đồng thuê nhân viên tuần rừng đã được triển khai cách đây nhiều năm và được đẩy mạnh từ năm 2013. Hiện nay, toàn tỉnh có 84 nhân viên tuần rừng được ký hợp đồng, được bố trí tại các chốt bảo vệ rừng, ở những vị trí quan trọng trong vùng lõi của rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Các nhân viên tuần rừng có nhiệm vụ hỗ trợ kiểm lâm trong công tác tuần tra, bảo vệ rừng; xây dựng các tuyến tuần tra, kiểm tra rừng trong khu vực rừng được giao bảo vệ; thực hiện tuần tra, kiểm tra, phát hiện ngăn chặn kịp thời các hành vi phá rừng, khai thác rừng, săn bắn, bẫy bắt động vật rừng trái pháp luật…
Cán bộ kiểm lâm và nhân viên tuần rừng Trạm kiểm lâm xã Sơn Phú, huyện Na Hang (Tuyên Quang) tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Quang Đán – TTXVN |
Tỉnh Tuyên Quang hiện có gần 47.000 ha rừng đặc dụng, trên 121.000 ha rừng phòng hộ, diện tích rừng tự nhiên lớn trong khi Chi cục hiện chỉ có 247/279 biên chế được giao, thiếu 32 biên chế. So với quy định tại Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ, Chi cục còn thiếu khoảng 170 biên chế. Tuy nhiên, nhờ ký hợp đồng thuê nhân viên tuần rừng nên việc tuần tra rừng được thực hiện thường xuyên hơn, các chốt bảo vệ rừng được đặt sâu trong rừng, chốt chặn tại các vị trí quan trọng, từ đó đã góp phần hạn chế đáng kể tình trạng săn bắt động vật rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, phát đốt rừng để làm nương rẫy. Bên cạnh đó, phần lớn nhân viên tuần rừng là người địa phương nên thông thạo địa hình rừng, hiểu biết sâu về phong tục, tập quán của người dân địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, số vụ vi phạm vì thế cũng giảm rõ rệt, năm 2017 đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 562 vụ vi phạm, giảm 135 vụ so với năm 2016…
Chia sẻ kinh nghiệm trong việc quản lý, bảo vệ rừng ông Nguyễn Bảo Anh cho biết thêm: Để thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm tra thì công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân là rất quan trọng. Ngoài ra, cần quản lý tốt đội ngũ cán bộ, công chức nhân viên tuần rừng. Hiện nay, Chi cục đang thực hiện quản lý bằng công việc: nhân viên tuần rừng phải đi tuần rừng theo các tuyến tuần tra và phải có báo cáo bằng hình ảnh trong các chuyến đi tuần. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức kiểm lâm và lực lượng tuần rừng thường phải ở các chốt, trạm nằm sâu trong rừng, điều kiện sinh hoạt khó khăn nên cần thường xuyên quan tâm, động viên tinh thần… để những cán bộ, nhân viên này hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao…
Thời gian tới, Chi cục sẽ tiếp tục chỉ đạo các Hạt kiểm lâm tăng cường công tác tuần tra, ngăn chặn vi phạm ngay từ khi mới phát sinh, bố trí lực lượng “bảo vệ rừng tại gốc”; đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Vũ Quang Đán