Giai đoạn 2011-2015, tỉnh Bình Thuận đã đổi mới mạnh mẽ về nội dung, chương trình đào tạo cán bộ cấp xã theo hướng tập trung bồi dưỡng kỹ năng; cập nhật, bổ sung kiến thức mới, lấy người học làm trung tâm và có báo cáo thực tiễn từ cơ sở... Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ ngày càng bám sát thực tiễn, có ý nghĩa thiết thực đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo ở cơ sở. Giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã cử 821 cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã đi đào tạo trung cấp chuyên môn trở lên; cử 672 cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách đi đào tạo trung cấp lý luận chính trị tại Trường Chính trị tỉnh...
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc ở các bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại các xã nông thôn mới có nhiều tiến bộ. Các dịch vụ hành chính công trên các lĩnh vực quản lý nhà nước như: đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh… tại các xã nông thôn mới được thực hiện đầy đủ. Đến nay, 127 xã, phường, thị trấn trong tỉnh bố trí đủ công chức phụ trách bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Những cán bộ công chức này đều có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Nhờ vậy, qua 5 năm (2011-2015) và 6 tháng đầu năm 2016, cấp xã đã tiếp nhận 1.032.757 hồ sơ, trong đó có 2.129 hồ sơ trễ hẹn, đa số các hồ sơ trễ hẹn thuộc lĩnh vực đất đai.
Đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Thuận đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, bình quân đạt 14,43 tiêu chí/xã, cao hơn mức bình quân cả nước 1,33 tiêu chí/xã (cả nước đạt 13,1 tiêu chí/xã). Toàn tỉnh có 26 xã và một huyện đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 5 xã so với chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2011-2015. Ngày 23/11/2016, Ban Chỉ đạo Chương trình nông thôn mới tỉnh Bình Thuận đã thống nhất đề nghị công nhận thêm 12 xã đạt chuẩn trong năm 2016. Trong quá trình thực hiện, các địa phương đã hạn chế tối đa việc huy động đóng góp của người dân và không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.
Ông Nguyễn Ngọc Chỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ Bình Thuận cho biết: Đội ngũ cán bộ, công chức giúp việc cho Ban Chỉ đạo nông thôn mới các cấp hiện vẫn còn thiếu, nhất là cấp huyện, xã. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, một số địa phương chỉ tập trung xây dựng công trình hạ tầng mà chưa quan tâm đến hiệu quả sử dụng, đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện vật chất và tinh thần của người dân. Trong giai đoạn 2016-2020, Bình Thuận dự kiến tổ chức bồi dưỡng 8.347 lượt cán bộ, công chức cấp xã. Phấn đấu toàn tỉnh có 51 xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020…
Đoàn công tác của Bộ Nội vụ đánh giá cao những nỗ lực kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Đồng thời, Đoàn lưu ý tỉnh tỉnh Bình Thuận mở thêm các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm việc tại Văn phòng điều phối nông thôn mới cấp tỉnh, cấp huyện; công chức chuyên trách theo dõi lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tại xã, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại địa phương.
Ảnh minh họa - TTXVN |
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc ở các bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại các xã nông thôn mới có nhiều tiến bộ. Các dịch vụ hành chính công trên các lĩnh vực quản lý nhà nước như: đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh… tại các xã nông thôn mới được thực hiện đầy đủ. Đến nay, 127 xã, phường, thị trấn trong tỉnh bố trí đủ công chức phụ trách bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Những cán bộ công chức này đều có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Nhờ vậy, qua 5 năm (2011-2015) và 6 tháng đầu năm 2016, cấp xã đã tiếp nhận 1.032.757 hồ sơ, trong đó có 2.129 hồ sơ trễ hẹn, đa số các hồ sơ trễ hẹn thuộc lĩnh vực đất đai.
Đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Thuận đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, bình quân đạt 14,43 tiêu chí/xã, cao hơn mức bình quân cả nước 1,33 tiêu chí/xã (cả nước đạt 13,1 tiêu chí/xã). Toàn tỉnh có 26 xã và một huyện đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 5 xã so với chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2011-2015. Ngày 23/11/2016, Ban Chỉ đạo Chương trình nông thôn mới tỉnh Bình Thuận đã thống nhất đề nghị công nhận thêm 12 xã đạt chuẩn trong năm 2016. Trong quá trình thực hiện, các địa phương đã hạn chế tối đa việc huy động đóng góp của người dân và không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.
Ông Nguyễn Ngọc Chỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ Bình Thuận cho biết: Đội ngũ cán bộ, công chức giúp việc cho Ban Chỉ đạo nông thôn mới các cấp hiện vẫn còn thiếu, nhất là cấp huyện, xã. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, một số địa phương chỉ tập trung xây dựng công trình hạ tầng mà chưa quan tâm đến hiệu quả sử dụng, đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện vật chất và tinh thần của người dân. Trong giai đoạn 2016-2020, Bình Thuận dự kiến tổ chức bồi dưỡng 8.347 lượt cán bộ, công chức cấp xã. Phấn đấu toàn tỉnh có 51 xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020…
Đoàn công tác của Bộ Nội vụ đánh giá cao những nỗ lực kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Đồng thời, Đoàn lưu ý tỉnh tỉnh Bình Thuận mở thêm các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm việc tại Văn phòng điều phối nông thôn mới cấp tỉnh, cấp huyện; công chức chuyên trách theo dõi lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tại xã, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại địa phương.