Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, ông Nguyễn Văn Thịnh, Tham tán chính trị, chuyên trách công tác cộng đồng, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, cho biết Trung Quốc là địa bàn rộng lớn, nên công tác bảo hộ công dân gặp không ít khó khăn, điều kiện trực tiếp đến từng địa phương liên quan để phối hợp xử lý còn hạn chế.
Kết quả xử lý phần lớn phụ thuộc vào nỗ lực từ phía cơ quan Công an bạn, song có trường hợp không xử lý hoặc kéo dài thời gian xử lý bởi chính mối quan hệ giữa Công an cơ sở và gia đình đương sự.
Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2015, số phụ nữ là nạn nhân của hoạt động kết hôn bất hợp pháp và buôn người gồm 54 trường hợp được phát hiện và đã giải cứu được 26 trường hợp.
Trong số 54 nạn nhân được Công an địa phương thông báo, cơ quan chức năng của Việt Nam thông báo hoặc nạn nhân và người nhà nạn nhân thông báo cho Đại sứ quán, có 24 người là phụ nữ dân tộc thiểu số phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang bị lừa bán; 20 phụ nữ là người thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, chỉ một số ít là người các tỉnh khác, cho thấy hầu hết các nạn nhân là người có trình độ dân trí thấp, ít được tuyên truyền về rủi ro của nạn buôn người hoặc buôn người biến tướng qua môi giới hôn nhân, giúp tìm việc làm…
Trong 6 tháng đầu năm 2016, số trường hợp bị lừa bán sang Trung Quốc là 34 trường hợp và đã giải cứu được 18 trường hợp.
Hoạt động phạm tội lừa đảo trong hôn nhân ngày càng tăng. Đối tượng phạm tội chủ yếu là phụ nữ. Thủ đoạn phạm tội chủ yếu thông qua môi giới (hoặc số ít câu kết với người môi giới) đồng ý chấp nhận làm vợ của người Trung Quốc để thu lợi, sau đó khi sang Trung Quốc thấy điều kiện sống không như mong muốn nên đòi quay về nước.
Tuy hoạt động phạm tội buôn bán phụ nữ, trẻ em chưa có tính chất tổ chức cao, song đa số đối tượng phạm tội đều là phụ nữ Việt Nam sinh sống cư trú ở Trung Quốc, sau đó câu kết với người Trung Quốc ở địa phương, trở về Việt Nam dụ dỗ phụ nữ sang Trung Quốc làm việc với lương cao, nhưng thực chất là lừa sang bán cho người Trung Quốc làm vợ.
Theo Tham tán Nguyễn Văn Thịnh, cần tuyên truyền rộng rãi để các phụ nữ, cô gái trẻ không mơ tưởng rằng lấy chồng nước ngoài, nhất là người Trung Quốc sẽ có cuộc sống sung sướng; không nên cả tin nghe theo các đối tượng dụ dỗ; nếu không may biết mình bị bán cần tìm cách biết rõ địa chỉ cụ thể bằng tiếng Trung Quốc, số Chứng minh thư của người mua mình làm vợ để thông báo với Đại sứ quán.
Về phía các cấp chính quyền từ xã, huyện, tỉnh cần đẩy mạnh tuyên truyền thủ đoạn của bọn buôn người, thực trạng cuộc sống của nạn nhân ở nước ngoài, đồng thời các cơ quan quản lý biên giới cần tăng cường kiểm soát, kiểm tra, đặc biệt đối với những đối tượng nghi vấn là các cô gái trẻ phía Nam khi xin giấy thông hành xuất cảnh sang Trung Quốc.
Ngày 10/5/2016 vừa qua, Thủ tướng ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg lấy ngày 30/7 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”, với mục tiêu là huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc.
Việt Nam đang có nhiều nỗ lực đáng kể trong cuộc chiến chống loại tội phạm buôn bán người. Cụ thể Luật phòng chống mua bán người đã được ban hành và có hiệu lực từ năm 2012. Năm 2015, Việt Nam ký Công ước ASEAN về Phòng chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn Nghị định thư Palermo về Phòng ngừa, trấn áp và trừng trị buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Tham tán Nguyễn Văn Thịnh làm việc với cô dâu Việt vừa được giải cứu sau 6 năm bị gia đình chồng giam lỏng. |
Kết quả xử lý phần lớn phụ thuộc vào nỗ lực từ phía cơ quan Công an bạn, song có trường hợp không xử lý hoặc kéo dài thời gian xử lý bởi chính mối quan hệ giữa Công an cơ sở và gia đình đương sự.
Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2015, số phụ nữ là nạn nhân của hoạt động kết hôn bất hợp pháp và buôn người gồm 54 trường hợp được phát hiện và đã giải cứu được 26 trường hợp.
Trong số 54 nạn nhân được Công an địa phương thông báo, cơ quan chức năng của Việt Nam thông báo hoặc nạn nhân và người nhà nạn nhân thông báo cho Đại sứ quán, có 24 người là phụ nữ dân tộc thiểu số phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang bị lừa bán; 20 phụ nữ là người thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, chỉ một số ít là người các tỉnh khác, cho thấy hầu hết các nạn nhân là người có trình độ dân trí thấp, ít được tuyên truyền về rủi ro của nạn buôn người hoặc buôn người biến tướng qua môi giới hôn nhân, giúp tìm việc làm…
Trong 6 tháng đầu năm 2016, số trường hợp bị lừa bán sang Trung Quốc là 34 trường hợp và đã giải cứu được 18 trường hợp.
Hoạt động phạm tội lừa đảo trong hôn nhân ngày càng tăng. Đối tượng phạm tội chủ yếu là phụ nữ. Thủ đoạn phạm tội chủ yếu thông qua môi giới (hoặc số ít câu kết với người môi giới) đồng ý chấp nhận làm vợ của người Trung Quốc để thu lợi, sau đó khi sang Trung Quốc thấy điều kiện sống không như mong muốn nên đòi quay về nước.
Tuy hoạt động phạm tội buôn bán phụ nữ, trẻ em chưa có tính chất tổ chức cao, song đa số đối tượng phạm tội đều là phụ nữ Việt Nam sinh sống cư trú ở Trung Quốc, sau đó câu kết với người Trung Quốc ở địa phương, trở về Việt Nam dụ dỗ phụ nữ sang Trung Quốc làm việc với lương cao, nhưng thực chất là lừa sang bán cho người Trung Quốc làm vợ.
Theo Tham tán Nguyễn Văn Thịnh, cần tuyên truyền rộng rãi để các phụ nữ, cô gái trẻ không mơ tưởng rằng lấy chồng nước ngoài, nhất là người Trung Quốc sẽ có cuộc sống sung sướng; không nên cả tin nghe theo các đối tượng dụ dỗ; nếu không may biết mình bị bán cần tìm cách biết rõ địa chỉ cụ thể bằng tiếng Trung Quốc, số Chứng minh thư của người mua mình làm vợ để thông báo với Đại sứ quán.
Về phía các cấp chính quyền từ xã, huyện, tỉnh cần đẩy mạnh tuyên truyền thủ đoạn của bọn buôn người, thực trạng cuộc sống của nạn nhân ở nước ngoài, đồng thời các cơ quan quản lý biên giới cần tăng cường kiểm soát, kiểm tra, đặc biệt đối với những đối tượng nghi vấn là các cô gái trẻ phía Nam khi xin giấy thông hành xuất cảnh sang Trung Quốc.
Ngày 10/5/2016 vừa qua, Thủ tướng ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg lấy ngày 30/7 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”, với mục tiêu là huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc.
Việt Nam đang có nhiều nỗ lực đáng kể trong cuộc chiến chống loại tội phạm buôn bán người. Cụ thể Luật phòng chống mua bán người đã được ban hành và có hiệu lực từ năm 2012. Năm 2015, Việt Nam ký Công ước ASEAN về Phòng chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn Nghị định thư Palermo về Phòng ngừa, trấn áp và trừng trị buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.