Ngày 11/3, đại diện các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và Bệnh viện thuộc các Trường Đại học Y Dược đã được tập huấn chuyên sâu về xử lý khủng hoảng truyền thông khi sự cố xảy ra; hướng dẫn truy cập, sử dụng công cụ báo cáo sự cố y khoa trực tuyến; văn hóa an toàn người bệnh, hướng dẫn quản lý nguy cơ trong sử dụng thuốc tại bệnh viện, các giải pháp cải thiện quá trình báo cáo sự cố y khoa tại bệnh viện…
Khủng hoảng về sức khỏe tinh thần đối với trẻ em Mỹ đã trở nên tồi tệ hơn trong bối cảnh đại dịch COVID-19, đó là kết quả của hai nghiên cứu mới được Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố ngày 18/2.
Trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 hoành hành khiến con người phải hạn chế tối thiểu việc tiếp xúc với nhau, các robot đã chứng tỏ khả năng cứu người cũng như duy trì “sự sống” của các nhà máy. Tuy nhiên khi cuộc khủng hoảng mang tên COVID-19 qua đi, liệu các robot này sẽ lấy đi công ăn việc làm của nhiều người?
Nga đã sẵn sàng xem xét đề xuất của Mỹ về hợp tác trong vấn đề Syria và hy vọng phía Mỹ cũng có thái độ tương tự. Đây là tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại cuộc họp báo ngày 22/2 ở thủ đô Moskva.
Phát biểu trước Đại Hội đồng (ĐHĐ) LHQ ngày 20/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Ban Ki-moon đã hoan ngênh một lệnh ngừng bắn đơn phương do Nga đề xuất có hiệu lực tại thành phố Aleppo, miền bắc Syria, đồng thời khẳng định sẽ không có một giải pháp quân sự nào đối với cuộc khủng hoảng tại quốc gia Trung Đông này.
Ngày 11/4, Chủ tịch Quốc hội Ukraine Vladimir Groysman, người được đề cử giữ chức Thủ tướng sau khi người tiền nhiệm Arseny Yatsenyuk tuyên bố từ chức, đã từ chối tiếp quản chức vụ này.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 23/2 cho biết Washington đã có kế hoạch dự phòng trong trường hợp một tiến trình chuyển tiếp chính trị không diễn ra ở quốc gia Trung Đông bị chiến tranh tàn phá này.
Nhà đầu tư tài chính nổi tiếng George Soros cảnh báo rằng, Liên minh châu Âu (EU) đang trên “bờ vực của sự sụp đổ” vì cuộc khủng hoảng di cư và rằng liên minh này đang ở trong “mối nguy hiểm như thể đá một quả bóng lên dốc” với cách thức xử lý hiện nay.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tại một số nền kinh tế phát triển đã giảm, song cuộc khủng hoảng việc làm trên toàn cầu có khả năng sẽ kéo dài thêm ít nhất là 2 năm nữa, đặc biệt là tại các nền kinh tế mới nổi, khiến "đội quân" thất nghiệp sẽ lên tới con số 200 triệu người vào năm 2017. Cảnh báo này được đưa ra trong báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
Ngày 19/1, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk (Đô-nan Tu-xcơ) cảnh báo châu Âu còn “chưa đầy hai tháng” để kiểm soát cuộc khủng hoảng người di cư hiện nay, nếu không khối Schegen sẽ sụp đổ.
Truyền thông Ukraine ngày 17/1 cho biết virus cúm A/H1N1 đang lây lan ở nước này. Các bác sĩ đang túc trực tại sân bay, nhà ga xe lửa còn học sinh buộc phải nghỉ học.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin) đã có cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo Đức “Bild” ngày 11/1, đề cập đến quan điểm của Nga trong nhiều vấn đề quốc tế nổi bật, như kế hoạch mở rộng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đến quan hệ với Nga, quan hệ Nga-Đức, chống khủng bố v.v.
Tại cuộc họp báo thường niên, Tổng thống Putin tuyên bố, nền kinh tế Nga đã vượt qua đáy khủng hoảng, dòng vốn đổ vào chứng tỏ mối quan tâm của các nhà đầu tư.
Bộ Phát triển kinh tế Nga dự báo nước này có thể phải đối diện với "cú sốc kinh tế thứ hai" và sẽ phải mất ít nhất 5 năm để vực dậy được quy mô như trước thời điểm khủng hoảng nếu giá dầu mỏ giảm xuống mức 40 USD/thùng trong giai đoạn 2016-2018.
Những ngư dân người Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua đã thành công cứu sống một đứa trẻ người Syria 18 tháng tuổi khi tàu chở bé trên đường chạy tị nạn bị lật giữa biển Aegean. (xem video dưới).