Khơi dậy ý chí, khát vọng của con người Hà Tĩnh qua chương trình nghệ thuật “Cõi thiêng Đồng Lộc”

Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại chương trình. Ảnh: Phan Quân - TTXVN
Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại chương trình. Ảnh: Phan Quân - TTXVN

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022), tối 22/7, tại quảng trường khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đồng Lộc (Hà Tĩnh), Báo Nhân Dân phối hợp Tạp chí Cộng sản, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Chương trình nghệ thuật “Cõi thiêng Đồng Lộc”. Chương trình cũng là hoạt động thiết thực hướng đến kỷ niệm 54 năm Chiến thắng Đồng Lộc gắn với tưởng niệm 54 năm Ngày hy sinh của 10 nữ liệt sĩ thanh niên xung phong (24/7/1968-24/7/2022).

Khơi dậy ý chí, khát vọng của con người Hà Tĩnh qua chương trình nghệ thuật “Cõi thiêng Đồng Lộc” ảnh 1Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại chương trình. Ảnh: Phan Quân - TTXVN

Đến dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; Đồng chí Vũ Đức Đam - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; cùng đại biểu các bộ, ban, ngành trung ương; tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Hà Giang, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thân nhân các liệt sĩ, cựu thanh niên xung phong, các lực lượng từng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại Ngã ba Đồng Lộc và đông đảo nhân dân tham dự.

Phát biểu khai mạc Chương trình, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị hoan nghênh và đánh giá cao Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Cõi thiêng Đồng Lộc”. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc ta.

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc, trên khắp mọi miền của Tổ quốc đã có biết bao dấu tích chiến công hiển hách; nhiều tên đất, tên người đã đi vào huyền thoại, viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Do có vị trí địa lý trọng yếu, Ngã ba Đồng Lộc trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ. Nhưng với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc”, trong mưa bom, bão đạn, quân và dân Hà Tĩnh đã ngày đêm bám trụ, chiến đấu kiên cường, bảo đảm thông đường cho xe, hàng hoá, vũ khí và các lực lượng chi viện cho tiền tuyến Miền Nam. Vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân đã có biết bao người con thân yêu của dân tộc ngã xuống và mãi mãi nằm lại mảnh đất thiêng liêng này, trong đó có sự hy sinh oanh liệt của 10 nữ thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc. Sự hi sinh của các chị là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, biểu tượng cao đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Những chiến công của quân và dân ta trên chiến trường Đồng Lộc là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội; của đường lối chiến tranh nhân dân, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại của Đảng ta.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta thường xuyên quan tâm chăm lo làm tốt công tác “đền ơn đáp nghĩa”, thực hiện chính sách đối với người có công; đầu tư tôn tạo, xây dựng phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng. Được sự quan tâm của Trung ương và giúp đỡ của đồng bào cả nước, tỉnh Hà Tĩnh đã đầu tư xây dựng Khu Di tích Ngã ba Đồng Lộc ngày càng khang trang, trở thành Di tích quốc gia đặc biệt để ghi công sự hy sinh anh dũng của đồng bào, đồng chí và lực lượng Thanh niên Xung phong toàn quốc. Ngã ba Đồng Lộc đã trở thành địa chỉ đỏ thiêng liêng, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng tỉnh Hà Tĩnh luôn chăm lo thực hiện tốt các chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng. Giám đốc Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh, đánh giá cao trong hai năm 2021, 2022, giữa bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng cấp ủy, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã huy động được hàng trăm tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng gần 50 nhà văn hóa cộng đồng, kết hợp tránh trú bão lũ; gần 3.500 nhà ở kiên cố cho người có công, hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Đây là những việc làm hết sức có ý nghĩa, nhân văn cần tiếp tục phát huy.

Phát huy truyền thống vẻ vang của quê hương, đất nước, trong những năm qua, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh đã không ngừng nỗ lực vươn lên, biến chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược thành ý chí, sức mạnh đoàn kết và sáng tạo trong xây dựng, kiến thiết quê hương. Kinh tế tăng trưởng khá cao và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh có nhiều cách làm sáng tạo, đạt kết quả nổi bật; văn hóa - xã hội chuyển biến rõ nét; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị được tăng cường. Hà Tĩnh đã và đang trở thành điểm đến tin cậy, hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Những kết quả nổi bật đó đang tạo đà vững chắc cho bước phát triển mới của Hà Tĩnh trong những năm tiếp theo.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đề nghị Đảng bộ, Nhân dân Hà Tĩnh tiếp nối truyền thống văn hóa, anh hùng và cách mạng của quê hương; khơi dậy ý chí, khát vọng của con người Hà Tĩnh; tiếp tục viết nên những kỳ tích Núi Hồng - Sông La trong thời kỳ mới, xây dựng Hà Tĩnh ngày càng giàu đẹp, văn minh, Nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt, Hà Tĩnh phải tiếp tục quan tâm, thực hiện thật tốt phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo các gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, các gia đình có công với cách mạng. Đồng chí cũng tin tưởng rằng với truyền thống cách mạng vẻ vang, với niềm tự hào về Ngã ba Đồng Lộc, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục vững bước đi lên với niềm tin, quyết tâm và giành nhiều thắng lợi mới; xứng đáng với sự cống hiến, hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh.

Phát biểu tại Chương trình, đồng chí Lê Quốc Minh –Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: Trong không khí xúc động hôm nay, trước anh linh các anh hùng liệt sĩ, những người làm báo và tạp chí của Đảng nguyện sát cánh cùng Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh, sát cánh cùng nhân dân cả nước phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011); thực hiện bằng được khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hoá; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng quan hệ xã hội nhân ái, nhân văn đậm đà hồn Việt.

Trong buổi lễ long trọng này, các đại biểu tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới mười nữ thanh niên xung phong anh hùng, tới các liệt sĩ và thân nhân từng được nhắc tên và chưa được nhắc tên trong sử sách.

Đứng trước anh linh của những thế hệ đi trước đã ngã xuống trong 2 cuộc kháng chiến vĩ đại trên mảnh đất này và rất nhiều địa danh trên đất nước Việt Nam, những Ngã ba Đồng Lộc, Truông Bồn, Đường 9, Khe Sanh, Thành cổ Quảng Trị, Vị Xuyên - Hà Giang,v,v…các đại biểu càng thêm trân trọng sự quý giá của độc lập tự do, những giá trị mà chúng ta có được hôm nay được đánh đổi bằng biết bao máu xương của các thế hệ cha anh.

Chương trình “Cõi thiêng Đồng Lộc” kể lại những câu chuyện dung dị về 10 cô gái tại Ngã ba Đồng Lộc qua những vở kịch ngắn, những ca khúc đi cùng năm tháng để phần nào lý giải sức mạnh nào đã giúp những con người có thân hình nhỏ bé ấy có thể sống, chiến đấu và chiến thắng trước sự hủy diệt của bom đạn quân thù.

Tại chương trình, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã trao nhiều phần quà có ý nghĩa thiết thực như, trao tặng 8 nhà tình nghĩa (mỗi nhà 100 triệu đồng) 50 sổ tiết kiệm (mỗi sổ 10 triệu đồng) cho thân nhân 10 cô gái thanh niên xung phong hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc và các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn và 20 suất học bổng (mỗi suất 3 triệu đồng) cho các em học sinh nghèo vượt khó.

Khơi dậy ý chí, khát vọng của con người Hà Tĩnh qua chương trình nghệ thuật “Cõi thiêng Đồng Lộc” ảnh 2Một tiết mục văn nghệ tại chương trình Cõi thiêng Đồng Lộc. Ảnh: Phan Quân - TTXVN

Chương trình Nghệ thuật “Cõi thiêng Đồng Lộc” được dàn dựng công phu bao gồm các tiết mục ca nhạc, kịch nói đặc sắc, do các nghệ sỹ nổi tiếng biểu diễn đã thể hiện lòng biết ơn đối với công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh, các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân… đã chiến đấu, cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Bên cạnh đó, Chương trình tái hiện ý chí, sức mạnh của dân tộc Việt Nam, niềm tin tưởng, lạc quan, khát vọng hòa bình, là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và nhân văn cao cả và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem.

Khơi dậy ý chí, khát vọng của con người Hà Tĩnh qua chương trình nghệ thuật “Cõi thiêng Đồng Lộc” ảnh 3Một tiết mục văn nghệ tại chương trình Cõi thiêng Đồng Lộc. Ảnh: Phan Quân - TTXVN

Phan Quân

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đua ghe Ngo là một trong những nội dung hấp dẫn của lễ hội Oóc Om Bóc, một trong 3 lễ hội lớn của người Khmer, bên cạnh Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây và lễ cúng ông bà Sen Đôn-ta. Ảnh: An Hiếu

Khám phá nét độc đáo qua Lễ hội đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng

Đối với đồng bào Khmer Sóc Trăng, chiếc ghe Ngo có vị trí vô cùng quan trọng, được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của tình đoàn kết và sức mạnh thôn xóm. Ðua ghe Ngo ở Sóc Trăng ngày nay đã trở thành một lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một hoạt động văn hóa chung của cộng đồng, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống…

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Nằm trong vùng núi cao của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, xã Hang Kia và Pà Cò là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông, một dân tộc có nền văn hóa lâu đời với những giá trị truyền thống đặc sắc. Trong đó, nghề dệt, thêu thổ cẩm là một phần quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.

Với nghệ thuật kiến trúc đặc sắc và ấn tượng, với gam màu trắng làm chủ đạo, với các hoạt tiết trang trí ánh vàng ánh bắt mắt, Chùa Peam Buôl Thmây tọa lạc ở Khóm 5, Phường 4, Thành phố Sóc Trăng, đang là một trong những điểm "check in" lý tưởng khi du khách đặt chân đến Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

Giá trị truyền thống từ các ngôi chùa Khmer tại Sóc Trăng

Sóc Trăng là vùng đất có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống với những ngôi chùa Khmer đồ sộ, công phu, cùng các công trình Phật giáo mang dấu ấn thế kỷ. Với đồng bào dân tộc Khmer, ngôi chùa là nơi chứa đựng những giá trị tâm linh, tín ngưỡng thiêng liêng, sâu sắc, nơi sinh hoạt tôn giáo, trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư trong phum, sóc.

Đua ghe Ngo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những môn thể thao truyền thống của đồng bào Khmer được duy trì tổ chức hằng năm vào dịp Lễ hội Oóc Om Bóc tại tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

Sóc Trăng phát huy các giá trị di sản văn hóa Khmer

Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ nguồn lực và tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer.

Phát triển kinh tế từ di sản văn hóa Huế

Phát triển kinh tế từ di sản văn hóa Huế

Là vùng đất giàu giá trị di sản và văn hóa, Thừa Thiên - Huế đang nỗ lực bảo tồn, khai thác hiệu quả hệ thống di sản đồ sộ nhằm mang lại sức sống mới cho di sản đồng thời mang về nguồn thu lớn cho cộng đồng, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị". Hai dự án có tổng kinh phí đầu tư 170 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách Trung ương.

48 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc "80 năm Quân đội Anh hùng"

48 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc "80 năm Quân đội Anh hùng"

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày 17/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trao giải Cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024 với chủ đề "80 năm Quân đội Anh hùng".

Hàng tuần, nhà hát nghệ thuật hát bội thành phố Hồ Chí Minh vẫn sáng đèn phục vụ người dân. Ảnh: An Hiếu

Hát bội - từ cung đình đến chốn dân gian

Hát bội là loại hình âm nhạc, diễn xướng xuất hiện trong cung đình hàng trăm năm trước, theo thời gian dần len lỏi vào cuộc sống người dân và trở thành văn hóa truyền thống, gắn với những lễ cúng đình, miếu của người dân Nam Bộ nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Xuất bản Cuốn sách song ngữ về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh​

Xuất bản Cuốn sách song ngữ về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh​

Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành cuốn sách song ngữ Việt – Anh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tiểu sử và sự nghiệp” do Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn đã khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lan tỏa nét đẹp văn hóa trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Lan tỏa nét đẹp văn hóa trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 đã khai mạc tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị với sự tham gia của 1.500 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đến từ 16 tỉnh, thành trong cả nước. Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam - Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội đã diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi.

Tưng bừng Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi lần đầu ở Bình Thuận

Tưng bừng Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi lần đầu ở Bình Thuận

Tối 11/12, tại thành phố Phan Thiết, Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận lần thứ nhất năm 2024 với chủ đề “Bảo tồn, phát huy và lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số và miền núi gắn với phát triển du lịch” chính thức khai mạc.

Phát huy giá trị Di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch

Phát huy giá trị Di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch

Tỉnh Ninh Thuận đang tập trung khai thác tối đa giá trị của các di sản văn hóa, đặc biệt là Di sản văn hóa Chăm để góp phần thúc đẩy phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây không chỉ là định hướng mà còn là cơ hội để bảo tồn, quảng bá những giá trị văn hóa độc đáo của địa phương nhằm thu hút đông đảo du khách đến khám phá, trải nghiệm.