Dự lễ khởi công có ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh và ông Ousmane Dione - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Theo ông Vương Hải Long, Giám đốc Dự án Vệ sinh môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (chủ đầu tư), dự án Vệ sinh môi trường thành phố – giai đoạn 2 có tổng vốn đầu tư 524 triệu USD (tương đương hơn 11.000 tỷ đồng); trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới là 450 triệu USD, số còn lại từ vốn đối ứng của thành phố.
Dự án gồm 2 hạng mục chính là thi công tuyến cống bao (dài khoảng 8 km) nhằm chuyển nước thải từ lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè và quận 2 tới khu vực dự kiến xây dựng nhà máy xử lý nước thải và hạng mục thi công xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè trên diện tích hơn 38 ha (tại phường Thạnh Mỹ Lợi), công suất 480.000 m3/ngày.
Trong đó, gói thầu XL-1 “Thi công tuyến cống bao” thu gom nước thải là hạng mục đầu tiên của dự án được khởi công xây dựng với giá trị gói thầu 85 triệu USD, thời gian thi công 36 tháng.
Gói thầu này gồm tuyến cống bao đường kính D3200, tổng chiều dài 7.963m; 21 giếng với đường kính trong 9m; 19 hố ga thu nước thải dọc hai bên tuyến cống bao và tuyến cống thu gom nước thải nối từ các hố ga thu nước thải vào giếng đường kính 600-1000mm.
Được xây dựng tại quận 2, Dự án Vệ sinh môi trường Thành phố Hồ Chí Minh – giai đoạn 2 nhằm hoàn chỉnh hệ thống thu gom, xử lý nước thải cho toàn bộ lưu vực Nhiêu Lộc – Thì Nghè và quận 2, xử lý nguồn nước thải đạt tiêu chuẩn loại A trước khi thải ra môi trường.
Sau khi hoàn thành, dự án sẽ cải thiện, nâng cao sức khỏe đời sống của người dân Thành phố Hồ Chí Minh; khôi phục và bảo tồn hệ sinh thái sông Sài Gòn và lưu vực hạ lưu sông Đồng Nai; cải tạo, chỉnh trang môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường của người dân, thúc đẩy phát triển du lịch…
Tại lễ khởi công, ông Ousmane Dione – Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, dự án này tiếp nối thành công dự án Vệ sinh môi trường thành phố giai đoạn 1 cũng do Ngân hàng Thế giới tài trợ hoàn thành trong năm 2012.
Trong 20 năm qua, Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ cho thành phố về vốn đầu tư, kỹ thuật tập trung vào nâng cấp đô thị, nước sạch, vệ sinh môi trường, quỹ tài chính hạ tầng và cải thiện hệ thống thoát nước đô thị; qua đó góp phần cải thiện cuộc sống cho hàng triệu người dân như làm sạch và nâng cấp tuyến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hoá – Lò Gốm.
Ngân hàng Thế giới cũng đang thực hiện dự án phát triển giao thông xanh Thành phố Hồ Chí Minh với vốn đầu tư 137 triệu USD và dự án quản lý rủi ro ngập nước thành phố với vốn đầu tư 436 triệu USD.
Ngân hàng Thế giới cam kết sẽ luôn đồng hành với thành phố nhằm tiếp tục cải thiện cuộc sống người dân, nâng cao khả năng cạnh tranh và đưa thành phố trở thành hòn ngọc trong khu vực Đông Nam Á.
Ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết, thành phố sẽ đầu tư nâng cấp các nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất 1,6 triệu m3/ngày để đến năm 2020 kiểm soát 80% lượng nước thải đô thị được thu gom (hiện chỉ mới đạt tỷ lệ 13,2%).
Để dự án Vệ sinh môi trường thành phố giai đoạn 2 triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, lãnh đạo UBND thành phố yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công tập trung nhân lực, thiết bị thi công đồng thời bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
Đối với công tác giải phóng mặt bằng, ông Lê Văn Khoa yêu cầu UBND quận 2 khẩn trương hoàn tất công tác đền bù, hỗ trợ tái định cư cho hộ dân, sớm có mặt bằng còn lại bàn giao cho các đơn vị thi công dự án./.
Theo ông Vương Hải Long, Giám đốc Dự án Vệ sinh môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (chủ đầu tư), dự án Vệ sinh môi trường thành phố – giai đoạn 2 có tổng vốn đầu tư 524 triệu USD (tương đương hơn 11.000 tỷ đồng); trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới là 450 triệu USD, số còn lại từ vốn đối ứng của thành phố.
Dự án gồm 2 hạng mục chính là thi công tuyến cống bao (dài khoảng 8 km) nhằm chuyển nước thải từ lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè và quận 2 tới khu vực dự kiến xây dựng nhà máy xử lý nước thải và hạng mục thi công xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè trên diện tích hơn 38 ha (tại phường Thạnh Mỹ Lợi), công suất 480.000 m3/ngày.
Trong đó, gói thầu XL-1 “Thi công tuyến cống bao” thu gom nước thải là hạng mục đầu tiên của dự án được khởi công xây dựng với giá trị gói thầu 85 triệu USD, thời gian thi công 36 tháng.
Gói thầu này gồm tuyến cống bao đường kính D3200, tổng chiều dài 7.963m; 21 giếng với đường kính trong 9m; 19 hố ga thu nước thải dọc hai bên tuyến cống bao và tuyến cống thu gom nước thải nối từ các hố ga thu nước thải vào giếng đường kính 600-1000mm.
Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công gói thầu XL-01 “Thi công tuyến cống bao” thuộc dự án Vệ sinh môi trường Thành phố - Giai đoạn 2 Ảnh: Hoàng Hải – TTXVN |
Sau khi hoàn thành, dự án sẽ cải thiện, nâng cao sức khỏe đời sống của người dân Thành phố Hồ Chí Minh; khôi phục và bảo tồn hệ sinh thái sông Sài Gòn và lưu vực hạ lưu sông Đồng Nai; cải tạo, chỉnh trang môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường của người dân, thúc đẩy phát triển du lịch…
Các đơn vị thi công tiến hành động thổ gói thầu XL-01 “Thi công tuyến cống bao” thuộc dự án Vệ sinh môi trường Thành phố - Giai đoạn 2 Ảnh: Hoàng Hải - TTXVN |
Trong 20 năm qua, Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ cho thành phố về vốn đầu tư, kỹ thuật tập trung vào nâng cấp đô thị, nước sạch, vệ sinh môi trường, quỹ tài chính hạ tầng và cải thiện hệ thống thoát nước đô thị; qua đó góp phần cải thiện cuộc sống cho hàng triệu người dân như làm sạch và nâng cấp tuyến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hoá – Lò Gốm.
Ngân hàng Thế giới cũng đang thực hiện dự án phát triển giao thông xanh Thành phố Hồ Chí Minh với vốn đầu tư 137 triệu USD và dự án quản lý rủi ro ngập nước thành phố với vốn đầu tư 436 triệu USD.
Ngân hàng Thế giới cam kết sẽ luôn đồng hành với thành phố nhằm tiếp tục cải thiện cuộc sống người dân, nâng cao khả năng cạnh tranh và đưa thành phố trở thành hòn ngọc trong khu vực Đông Nam Á.
Ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết, thành phố sẽ đầu tư nâng cấp các nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất 1,6 triệu m3/ngày để đến năm 2020 kiểm soát 80% lượng nước thải đô thị được thu gom (hiện chỉ mới đạt tỷ lệ 13,2%).
Để dự án Vệ sinh môi trường thành phố giai đoạn 2 triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, lãnh đạo UBND thành phố yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công tập trung nhân lực, thiết bị thi công đồng thời bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
Đối với công tác giải phóng mặt bằng, ông Lê Văn Khoa yêu cầu UBND quận 2 khẩn trương hoàn tất công tác đền bù, hỗ trợ tái định cư cho hộ dân, sớm có mặt bằng còn lại bàn giao cho các đơn vị thi công dự án./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN