Ông Đỗ Hồng Thanh, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Tuyên Quang đã báo cáo các hoạt động KH&CN của tỉnh. Ông Trần Ngọc Thực, Phó Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo sơ lược về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh những năm gần đây, đồng thời kiến nghị, đề xuất Bộ KH&CN hỗ trợ địa phương một số nhiệm vụ KH&CN cụ thể phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, vị trí địa lý kinh tế không thuận lợi, không có cảng biển, cửa khẩu, đường sắt, đường cao tốc nên gặp rất nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 8%; GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) bình quân đầu người đạt 34 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước đạt 1.592 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo 23,3%.
Hoạt động KH&CN đã có nhiều tiến bộ, bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN được củng cố, ngành đã chủ động tham mưu cho tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách, đầu tư nâng cao tiềm lực KH&CN, phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước, hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ có nhiều kết quả.
Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động KH&CN của tỉnh Tuyên Quang chưa tương xứng với tiềm năng, chưa phát huy tối đa các lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, văn hóa để phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Văn Tùng đề nghị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang tiếp tục quan tâm chỉ đạo và đầu tư cho phát triển tiềm lực KH&CN, để KH&CN tiếp tục có những đóng góp thiết thực, hiệu quả cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể, đề nghị UBND tỉnh bố trí tăng ngân sách nhà nước cho KH&CN để đạt tối thiểu 1% chi ngân sách địa phương (hiện nay mới đạt khoảng 0,6%), để tiến tới đảm bảo chi đủ 2% theo đúng quy định của Luật KH&CN; tập trung nguồn lực KH&CN để phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản, có giá trị kinh tế lớn của tỉnh theo chuỗi giá trị sản phẩm từ nguyên liệu, bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ. Đặc biệt là sản phẩm có nhiều lợi thế phát triển như cam sành Hàm Yên, cây mía, cây lâm nghiệp, nuôi cá trên các lòng hồ, trâu Chiêm Hóa...
Đối với những đề xuất, kiến nghị của địa phương với Bộ KH&CN, Thứ trưởng đồng ý chủ trương hỗ trợ tỉnh Tuyên Quang đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN nhằm phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế phát triển của địa phương; đồng thời giao các đơn vị chủ động hướng dẫn tỉnh xây dựng dự án cụ thể để trình Bộ xem xét quyết định.
Đoàn công tác của Bộ KH&CN làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Bộ KH&CN |
Tuyên Quang là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, vị trí địa lý kinh tế không thuận lợi, không có cảng biển, cửa khẩu, đường sắt, đường cao tốc nên gặp rất nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 8%; GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) bình quân đầu người đạt 34 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước đạt 1.592 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo 23,3%.
Hoạt động KH&CN đã có nhiều tiến bộ, bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN được củng cố, ngành đã chủ động tham mưu cho tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách, đầu tư nâng cao tiềm lực KH&CN, phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước, hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ có nhiều kết quả.
Đoàn tham quan mô hình trồng cam sành ở huyện Hàm Yên. Ảnh: Bộ KH&CN |
Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động KH&CN của tỉnh Tuyên Quang chưa tương xứng với tiềm năng, chưa phát huy tối đa các lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, văn hóa để phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Văn Tùng đề nghị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang tiếp tục quan tâm chỉ đạo và đầu tư cho phát triển tiềm lực KH&CN, để KH&CN tiếp tục có những đóng góp thiết thực, hiệu quả cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể, đề nghị UBND tỉnh bố trí tăng ngân sách nhà nước cho KH&CN để đạt tối thiểu 1% chi ngân sách địa phương (hiện nay mới đạt khoảng 0,6%), để tiến tới đảm bảo chi đủ 2% theo đúng quy định của Luật KH&CN; tập trung nguồn lực KH&CN để phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản, có giá trị kinh tế lớn của tỉnh theo chuỗi giá trị sản phẩm từ nguyên liệu, bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ. Đặc biệt là sản phẩm có nhiều lợi thế phát triển như cam sành Hàm Yên, cây mía, cây lâm nghiệp, nuôi cá trên các lòng hồ, trâu Chiêm Hóa...
Đoàn tham quan mô hình sản xuất giống cây ăn quả có múi sạch bệnh. Ảnh: Bộ KH&CN |
Đối với những đề xuất, kiến nghị của địa phương với Bộ KH&CN, Thứ trưởng đồng ý chủ trương hỗ trợ tỉnh Tuyên Quang đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN nhằm phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế phát triển của địa phương; đồng thời giao các đơn vị chủ động hướng dẫn tỉnh xây dựng dự án cụ thể để trình Bộ xem xét quyết định.