Đến tháng 9/2017, xã Khánh Đông, huyện miền núi Khánh Vĩnh đã trồng được 64 ha bưởi da xanh, trong đó có 13 ha đã cho thu hoạch với năng suất từ 5 – 7 tấn/ha. Chủ tịch UBND xã Khánh Đông Nguyễn Thanh Tuấn cho biết, bưởi da xanh có giá bình quân từ 40.000 – 45.000 đồng/kg, đầu ra ổn định nên mang lại thu nhập rất cao cho bà con nông dân. Địa phương xác định, bưởi da xanh là cây trồng chủ lực giúp tăng nhanh thu nhập cho người dân và phát triển bền vững.
Huyện miền núi Khánh Vĩnh đã xây dựng được vùng chuyên canh bưởi da xanh với 230 ha, tập trung ở các xã: Khánh Trung, Khánh Đông, Khánh Nam, Khánh Hiệp, trong đó khoảng 130 ha đã cho thu hoạch. Bưởi da xanh ở Khánh Vĩnh được sản xuất theo VietGap nên có đầu ra và giá ổn định. Địa phương cũng hỗ trợ kinh phí cho hộ trồng bưởi da xanh 100% giống, 50% vật tư nông nghiệp…
Từ nay đến năm 2020, huyện Khánh Vĩnh tập trung phát triển 4 loại cây trồng chủ lực gồm: bưởi da xanh, sầu riêng, mít và xoài với tổng diện tích 1.200 ha.
Tương tự, huyện miền núi Khánh Sơn cũng đang tập trung phát triển các loại cây trồng chủ lực như: sầu riêng trên 400 ha, mía tím 300 ha, cà phê hơn 500 ha, chuối 700ha. Thời gian tới, địa phương chuyển đổi nhiều diện tích đất trồng các loại cây cho hiệu quả kinh tế thấp, sang trồng các cây chủ lực, đồng thời hỗ trợ người dân về vốn, giống và kỹ thuật sản xuất.
Tỉnh Khánh Hòa có 39 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, 5 xã và 8 thôn đặc biệt khó khăn. Giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh dành trên 792 tỷ đồng để thực hiện Chương trình phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó tập trung hỗ trợ vốn để phát triển sản xuất, đào tạo nghề, nước sinh hoạt, xây dựng nhà cửa và cơ sở hạ tầng.
UBND tỉnh Khánh Hòa cũng vừa phê duyệt Đề án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2017 – 2020, với tổng kinh phí trên 60 tỷ đồng. Theo đó, tỉnh hỗ trợ đất ở 200 m2/hộ; đất sản xuất không quá 2 ha/hộ; nước sinh hoạt 1,5 triệu đồng/hộ...
Huyện miền núi Khánh Vĩnh đã xây dựng được vùng chuyên canh bưởi da xanh với 230 ha, tập trung ở các xã: Khánh Trung, Khánh Đông, Khánh Nam, Khánh Hiệp, trong đó khoảng 130 ha đã cho thu hoạch. Bưởi da xanh ở Khánh Vĩnh được sản xuất theo VietGap nên có đầu ra và giá ổn định. Địa phương cũng hỗ trợ kinh phí cho hộ trồng bưởi da xanh 100% giống, 50% vật tư nông nghiệp…
Từ nay đến năm 2020, huyện Khánh Vĩnh tập trung phát triển 4 loại cây trồng chủ lực gồm: bưởi da xanh, sầu riêng, mít và xoài với tổng diện tích 1.200 ha.
Tương tự, huyện miền núi Khánh Sơn cũng đang tập trung phát triển các loại cây trồng chủ lực như: sầu riêng trên 400 ha, mía tím 300 ha, cà phê hơn 500 ha, chuối 700ha. Thời gian tới, địa phương chuyển đổi nhiều diện tích đất trồng các loại cây cho hiệu quả kinh tế thấp, sang trồng các cây chủ lực, đồng thời hỗ trợ người dân về vốn, giống và kỹ thuật sản xuất.
Tỉnh Khánh Hòa có 39 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, 5 xã và 8 thôn đặc biệt khó khăn. Giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh dành trên 792 tỷ đồng để thực hiện Chương trình phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó tập trung hỗ trợ vốn để phát triển sản xuất, đào tạo nghề, nước sinh hoạt, xây dựng nhà cửa và cơ sở hạ tầng.
UBND tỉnh Khánh Hòa cũng vừa phê duyệt Đề án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2017 – 2020, với tổng kinh phí trên 60 tỷ đồng. Theo đó, tỉnh hỗ trợ đất ở 200 m2/hộ; đất sản xuất không quá 2 ha/hộ; nước sinh hoạt 1,5 triệu đồng/hộ...
Nguyên Lý