Các nhà nghiên cứu mới đây đã phát hiện đường glucose trong não có thể triệt tiêu khả năng kháng thuốc của một số loại nấm, góp phần vào việc điều trị bệnh viêm màng não do nấm.
Một nhóm nhà khoa học tại Mỹ và Thụy Sĩ vừa phát triển một kháng sinh mới có khả năng tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn Acinetobacter baumannii, hay còn gọi là CRAB, vốn có khả năng kháng thuốc mạnh và gây tỷ lệ tử vong cao ở bệnh nhân.
Từ ngày 20-21/11, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức FHI 360 và các đối tác tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và hưởng ứng "Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc".
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã xác định được một mô hình hoạt động của não bộ, được coi là "dấu ấn sinh học" liên quan đến các biểu hiện lâm sàng cho thấy sự phục hồi của bệnh nhân trầm cảm kháng thuốc được điều trị bằng một thiết bị kích thích não sâu (DBS) mới. Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) đã đưa ra thông báo này ngày 20/9.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Các Viện, Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Y tế các ngành về việc tăng cường giám sát kê đơn, sử dụng thuốc kháng virus trong điều trị cúm.
Vi khuẩn ở Nam Cực có chứa các gene cung cấp cho chúng kháng sinh tự nhiên và kháng kháng sinh, cùng khả năng lây lan ra phạm vi ngoài các vùng cực. Đó là phát hiện mới được các nhà khoa học ở Chile công bố trên tạp chí Science of the Total Environment.
Các nhà khoa học Australia đã có bước đột phá trong việc khắc phục tình trạng kháng thuốc ở bệnh nhân bạch cầu cấp tính dòng tủy (AML), một bệnh ung thư máu hiếm gặp.
Ngày 25/2, Viện Công nghệ Israel (Technion) cho biết các nhà khoa học nước này đã phát triển một thuật toán sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để kê đơn thuốc kháng sinh. Công nghệ mới này được cho là sẽ giúp giảm 50% nguy cơ xảy ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở các bệnh nhân.
Tình trạng kháng kháng sinh ngày càng nghiêm trọng hiện nay đặt ra nhu cầu cần có các nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này cũng như phát triển các loại thuốc kháng sinh mới. Xuất phát từ thực tế này, trường Đại học Oxford của Anh đã nhận được khoản tiền 112 triệu euro (136 triệu USD) tài trợ của công ty hóa chất đa quốc gia Ineos để tiến hành các nghiên cứu cần thiết.
Viện Công nghệ Technion của Israel ngày 4/6 cho hay các nhà khoa học của viện này đã phát hiện được phương pháp khắc phục tình trạng kháng thuốc ở các khối u ác tính.
Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà nghiên cứu Mỹ đã sử dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển một loại kháng sinh mới cực mạnh, có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc.