Vấn đề đặt ra là cần phải có một giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề này trước bối cảnh nguồn lực Trung ương và địa phương còn hạn chế.
Bài 2: Tháo những “nút thắt”
Từ câu chuyện thực tế
Có mặt tại Khu công nghiệp cửa khẩu Bình Hiệp, khác với hình dung của chúng tôi về một khu công nghiệp với những nhà máy, xí nghiệp, đường giao thông nội bộ được bê tông hóa, cây xanh, hệ thống chiếu sáng công cộng, phòng cháy chữa cháy, hệ thống cấp nước, khu công nghiệp này chỉ có Công ty TNHH Tainan Enterprises Việt Nam (hoạt động trong lĩnh vực dệt, nhuộm) được bao bọc xung quanh là cánh đồng lúa rộng lớn xanh mướt.
Kể từ khi thành lập đến nay, Khu khu công nghiệp cửa khẩu Bình Hiệp đã thu hút được hai doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy với tổng vốn 75 triệu USD. Hiện tại, chỉ có Công ty Tainan Enterprises Việt Nam đã xây dựng nhà máy và đưa vào hoạt động từ tháng 5/2017. Còn dự án nhà máy sản xuất giày nữ thời trang cao cấp của Công ty TNHH Victory International Việt Nam hiện đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng.
Lý giải về sự thưa vắng ở khu công nghiệp này, ông Trương Văn Triều, Trưởng Ban Quản lý các khu kinh tế tỉnh Long An cho biết, thời gian qua tỉnh đang kêu gọi thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, nhưng đến nay chưa có doanh nghiệp nào quyết định đầu tư.
“Mặc dù chưa có doanh nghiệp hạ tầng nhưng những công ty đã và đang đầu tư đều bắt buộc xây dựng hệ thống xử lý thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn cao nhất theo quy định trước khi đưa ra ngoài môi trường”, ông Triều nói.
Về việc khó thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, theo ông Triều, một nguyên nhân chung là ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp chưa công bằng so với các doanh nghiệp khác. Bởi từ năm 2008 trở về trước, các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp được ưu đãi theo Nghị định 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng khi Chính phủ ban hành Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã loại bỏ việc cho các công ty đầu tư hạ tầng khu công nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Riêng đối với Khu công nghiệp Bình Hiệp, ngoài nguyên nhân nói trên còn một nguyên nhân khác nữa chính là hệ thống hạ tầng giao thông không đáp ứng nhu cầu vận tải lưu thông hàng hóa nên khiến nhiều doanh nghiệp hạ tầng khu công nghiệp ngại đầu tư.
Cụ thể là Quốc lộ 62, tuyến đường quan trọng nối liền Thành phố Hồ Chí Minh đến khu kinh tế hành lang phía Tây tỉnh Long An nói riêng, tiểu vùng Đồng Tháp Mười nói chung được đầu tư từ năm 1999 với quy mô cấp IV đồng bằng, chiều rộng mặt đường chỉ 6 mét và hiện đang xuống cấp nghiêm trọng.
Đặc biệt kể từ khi đưa cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương và tuyến N2 vào hoạt động thì lưu lượng qua tuyến quốc lộ này tăng đáng kể, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Ông Tsai Chen Chih, Giám đốc Tài chính công ty Tainan Enterprises Việt Nam cho rằng, hiện trạng giao thông trên tuyến Quốc lộ 62 gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Để đảm bảo tiến độ giao hàng cho đối tác, doanh nghiệp này phải hoàn tất khâu sản xuất và vận chuyển đến cảng Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh) trước một ngày.
“Chúng tôi quyết định đầu tư tại đây là doanh nghiệp mới đến Việt Nam, tiềm lực chưa cao nên tiêu chí lựa chọn là chi phí thuê đất thấp và nhất là không có sự cạnh tranh trong việc tuyển dụng lao động như các khu công nghiệp có vị trí thuận lợi khác ở các tỉnh Tiền Giang, Bình Dương, Tây Ninh. Tuy nhiên, trong tương lai nếu không sớm cải thiện tình trạng này thì khu công nghiệp này sẽ khó thu hút nhanh doanh nghiệp vào đầu tư”, ông Tsai Chen Chih nói.
Giải bài toán giao thông
Tháng 12/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã có văn bản số 5285/UBND-KT gửi Bộ Giao thông Vận tải về việc kiến nghị ưu tiên đầu tư nâng cấp Quốc lộ 62.
Trong đó, đoạn 2 từ âu tàu Rạch Chanh (thành phố Tân An, tỉnh Long An) đến cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, có chiều dài khoảng 70 km đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đề xuất theo hình thức BOT tại Quyết định số 693/QĐ-BGTVT ngày 3/6/2016 với quy mô đường cấp III, tổng mức đầu tư 1.108 tỷ đồng.
Sau đó, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho chủ trương đầu tư theo hình thức BOT bằng Thông báo số 367/TB-VPCP ngày 14/11/2016 của Văn phòng Chính phủ.
Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành các bước triển khai đầu tư tuyến quốc lộ này cho đến thời điểm hiện tại phải dừng lại. Bởi, việc đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường độc đạo hiện hữu thực hiện theo hình thức BOT nói trên là không còn phù hợp.
Điều này đã đẩy việc đầu tư, cải tạo đoạn tuyến quốc lộ này vào “thế khó” khi nguồn vốn đầu tư lớn, nhu cầu cấp bách nhưng nguồn lực của trung ương đang còn hạn chế.
Do vậy, một giải pháp cần được chính quyền tỉnh Long An nghiên cứu xem xét đề xuất Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải trước mắt chỉ đầu tư, cải tạo đoạn tuyến Quốc lộ 62 từ Khu kinh tế cửa khẩu Bình Hiệp đến đoạn giao cắt giữa Quốc lộ 62 – N2 (đường Hồ Chí Minh) nằm ở huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An), có cự ly khoảng hơn 40 km để tiết giảm chi phí đầu tư bằng hình thức phù hợp.
Bởi tuyến N2 từ huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) về tiểu vùng Đồng Tháp Mười đã được đầu tư nâng cấp và được xem một trong ba trục đường chính xuyên vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Với giải pháp nói trên không chỉ góp phần giải quyết “nút thắt” cho Khu công nghiệp Bình Hiệp nói riêng, Khu kinh tế cửa khẩu Long An nói chung mà còn là thực hiện một phần trong khung chiến lược giao thông đường bộ đang được đề xuất trong đề án liên kết tiểu vùng Đồng Tháp Mười nhằm đáp ứng mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp, du lịch…
Theo các chuyên gia trường đại học Cần Thơ đang tham gia xây dựng đề án liên kết tiểu vùng Đồng Tháp Mười, Quốc lộ 62 là một trong sáu điểm hòa mạng mới tuyến xuyên tiểu vùng – tuyến N2 và đây sẽ là tiền đề để tăng cường các hình thức vận tải đa phương thức, thúc đẩy khả năng giao thương hàng hóa khối lượng lớn của tiểu vùng với các khu vực lân cận cũng như Campuchia.
Như vậy, với ý kiến của chuyên gia nói trên, bằng việc đầu tư 40 km đoạn Quốc lộ 62 và song song đó là có một chiến lược phát triển hệ thống giao thông thủy sẽ xóa bỏ được “nút thắt” giao thông để thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế cửa khẩu Long An.
Theo đó, việc nghiên cứu xây dựng trung tâm logicstic và khai thác giao thông thủy trên tuyến sông Vàm Cỏ Tây, sông Vàm Cỏ Đông cần được triển khai.
Cuối cùng, thúc đẩy để giữa hai nước Việt Nam – Campuchia mở tuyến liên vận qua cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp cũng hết sức quan trọng vì từ cửa khẩu Bình Hiệp qua Thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia) chỉ có khoảng cách 120 km.
Khi tuyến liên vận này được mở sẽ thúc đẩy giao thương hàng hóa và du lịch của các tỉnh trong tiểu vùng Đồng Tháp Mười./.
Bài 2: Tháo những “nút thắt”
Một công đoạn hoàn thiện sản phẩm quần áo xuất khẩu tại công ty TNHH Tainan Enterprises, khu công nghiệp cửa khẩu Bình Hiệp, xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An. Ảnh: An Hiếu |
Từ câu chuyện thực tế
Có mặt tại Khu công nghiệp cửa khẩu Bình Hiệp, khác với hình dung của chúng tôi về một khu công nghiệp với những nhà máy, xí nghiệp, đường giao thông nội bộ được bê tông hóa, cây xanh, hệ thống chiếu sáng công cộng, phòng cháy chữa cháy, hệ thống cấp nước, khu công nghiệp này chỉ có Công ty TNHH Tainan Enterprises Việt Nam (hoạt động trong lĩnh vực dệt, nhuộm) được bao bọc xung quanh là cánh đồng lúa rộng lớn xanh mướt.
Kể từ khi thành lập đến nay, Khu khu công nghiệp cửa khẩu Bình Hiệp đã thu hút được hai doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy với tổng vốn 75 triệu USD. Hiện tại, chỉ có Công ty Tainan Enterprises Việt Nam đã xây dựng nhà máy và đưa vào hoạt động từ tháng 5/2017. Còn dự án nhà máy sản xuất giày nữ thời trang cao cấp của Công ty TNHH Victory International Việt Nam hiện đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng.
Lý giải về sự thưa vắng ở khu công nghiệp này, ông Trương Văn Triều, Trưởng Ban Quản lý các khu kinh tế tỉnh Long An cho biết, thời gian qua tỉnh đang kêu gọi thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, nhưng đến nay chưa có doanh nghiệp nào quyết định đầu tư.
“Mặc dù chưa có doanh nghiệp hạ tầng nhưng những công ty đã và đang đầu tư đều bắt buộc xây dựng hệ thống xử lý thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn cao nhất theo quy định trước khi đưa ra ngoài môi trường”, ông Triều nói.
Về việc khó thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, theo ông Triều, một nguyên nhân chung là ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp chưa công bằng so với các doanh nghiệp khác. Bởi từ năm 2008 trở về trước, các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp được ưu đãi theo Nghị định 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng khi Chính phủ ban hành Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã loại bỏ việc cho các công ty đầu tư hạ tầng khu công nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Riêng đối với Khu công nghiệp Bình Hiệp, ngoài nguyên nhân nói trên còn một nguyên nhân khác nữa chính là hệ thống hạ tầng giao thông không đáp ứng nhu cầu vận tải lưu thông hàng hóa nên khiến nhiều doanh nghiệp hạ tầng khu công nghiệp ngại đầu tư.
Quốc lộ 62 có chiều dài 76,5 km là tuyến đường giao thông huyết mạch đi qua các huyện, thị xã thuộc vùng Đồng Tháp Mười gồm: Thủ Thừa, Thạnh Hoá, Tân Thạnh, Mộc Hoá, Kiến Tường và kết thúc tại cửa khẩu Bình Hiệp, Thị xã Kiến Tường. Ảnh: An Hiếu |
Cụ thể là Quốc lộ 62, tuyến đường quan trọng nối liền Thành phố Hồ Chí Minh đến khu kinh tế hành lang phía Tây tỉnh Long An nói riêng, tiểu vùng Đồng Tháp Mười nói chung được đầu tư từ năm 1999 với quy mô cấp IV đồng bằng, chiều rộng mặt đường chỉ 6 mét và hiện đang xuống cấp nghiêm trọng.
Đặc biệt kể từ khi đưa cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương và tuyến N2 vào hoạt động thì lưu lượng qua tuyến quốc lộ này tăng đáng kể, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Ông Tsai Chen Chih, Giám đốc Tài chính công ty Tainan Enterprises Việt Nam cho rằng, hiện trạng giao thông trên tuyến Quốc lộ 62 gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Để đảm bảo tiến độ giao hàng cho đối tác, doanh nghiệp này phải hoàn tất khâu sản xuất và vận chuyển đến cảng Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh) trước một ngày.
“Chúng tôi quyết định đầu tư tại đây là doanh nghiệp mới đến Việt Nam, tiềm lực chưa cao nên tiêu chí lựa chọn là chi phí thuê đất thấp và nhất là không có sự cạnh tranh trong việc tuyển dụng lao động như các khu công nghiệp có vị trí thuận lợi khác ở các tỉnh Tiền Giang, Bình Dương, Tây Ninh. Tuy nhiên, trong tương lai nếu không sớm cải thiện tình trạng này thì khu công nghiệp này sẽ khó thu hút nhanh doanh nghiệp vào đầu tư”, ông Tsai Chen Chih nói.
Giải bài toán giao thông
Tháng 12/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã có văn bản số 5285/UBND-KT gửi Bộ Giao thông Vận tải về việc kiến nghị ưu tiên đầu tư nâng cấp Quốc lộ 62.
Trong đó, đoạn 2 từ âu tàu Rạch Chanh (thành phố Tân An, tỉnh Long An) đến cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, có chiều dài khoảng 70 km đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đề xuất theo hình thức BOT tại Quyết định số 693/QĐ-BGTVT ngày 3/6/2016 với quy mô đường cấp III, tổng mức đầu tư 1.108 tỷ đồng.
Sông Vàm Cỏ Tây đoạn chảy qua thị xã Kiến Tường – tiềm năng phát triển giao thông thủy, góp phần giảm tải cho các tuyến đường bộ Quốc lộ 62, N. Đây cũng là một kênh vận chuyển hàng hóa thuận lợi kết nối đến cảng Quốc tế Long An. Ảnh: An Hiếu |
Sau đó, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho chủ trương đầu tư theo hình thức BOT bằng Thông báo số 367/TB-VPCP ngày 14/11/2016 của Văn phòng Chính phủ.
Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành các bước triển khai đầu tư tuyến quốc lộ này cho đến thời điểm hiện tại phải dừng lại. Bởi, việc đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường độc đạo hiện hữu thực hiện theo hình thức BOT nói trên là không còn phù hợp.
Điều này đã đẩy việc đầu tư, cải tạo đoạn tuyến quốc lộ này vào “thế khó” khi nguồn vốn đầu tư lớn, nhu cầu cấp bách nhưng nguồn lực của trung ương đang còn hạn chế.
Do vậy, một giải pháp cần được chính quyền tỉnh Long An nghiên cứu xem xét đề xuất Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải trước mắt chỉ đầu tư, cải tạo đoạn tuyến Quốc lộ 62 từ Khu kinh tế cửa khẩu Bình Hiệp đến đoạn giao cắt giữa Quốc lộ 62 – N2 (đường Hồ Chí Minh) nằm ở huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An), có cự ly khoảng hơn 40 km để tiết giảm chi phí đầu tư bằng hình thức phù hợp.
Bởi tuyến N2 từ huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) về tiểu vùng Đồng Tháp Mười đã được đầu tư nâng cấp và được xem một trong ba trục đường chính xuyên vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Với giải pháp nói trên không chỉ góp phần giải quyết “nút thắt” cho Khu công nghiệp Bình Hiệp nói riêng, Khu kinh tế cửa khẩu Long An nói chung mà còn là thực hiện một phần trong khung chiến lược giao thông đường bộ đang được đề xuất trong đề án liên kết tiểu vùng Đồng Tháp Mười nhằm đáp ứng mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp, du lịch…
Theo các chuyên gia trường đại học Cần Thơ đang tham gia xây dựng đề án liên kết tiểu vùng Đồng Tháp Mười, Quốc lộ 62 là một trong sáu điểm hòa mạng mới tuyến xuyên tiểu vùng – tuyến N2 và đây sẽ là tiền đề để tăng cường các hình thức vận tải đa phương thức, thúc đẩy khả năng giao thương hàng hóa khối lượng lớn của tiểu vùng với các khu vực lân cận cũng như Campuchia.
Như vậy, với ý kiến của chuyên gia nói trên, bằng việc đầu tư 40 km đoạn Quốc lộ 62 và song song đó là có một chiến lược phát triển hệ thống giao thông thủy sẽ xóa bỏ được “nút thắt” giao thông để thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế cửa khẩu Long An.
Theo đó, việc nghiên cứu xây dựng trung tâm logicstic và khai thác giao thông thủy trên tuyến sông Vàm Cỏ Tây, sông Vàm Cỏ Đông cần được triển khai.
Cuối cùng, thúc đẩy để giữa hai nước Việt Nam – Campuchia mở tuyến liên vận qua cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp cũng hết sức quan trọng vì từ cửa khẩu Bình Hiệp qua Thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia) chỉ có khoảng cách 120 km.
Khi tuyến liên vận này được mở sẽ thúc đẩy giao thương hàng hóa và du lịch của các tỉnh trong tiểu vùng Đồng Tháp Mười./.
Anh Đức