Tại Lễ khai mạc, các đại biểu và khán giả đã được theo dõi nhiều tiết mục văn nghệ, nhạc hội đặc sắc; nghe giới thiệu về nội dung, ý nghĩa của sự kiện TechDemo Gia Lai 2019; giới thiệu vẻ đẹp thiên nhiên, con người Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.
Phát biểu tại Lễ khai mạc TechDemo Gia Lai 2019, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô và mở rộng tín dụng. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện rõ nét thể hiện qua tốc độ tăng năng suất lao động. Nền kinh tế của Việt Nam đang có sự chuyển dịch về mô hình tăng trưởng và sự thăng tiến cao hơn về chuỗi giá trị. Qua đó có thể khẳng định rằng, khoa học - công nghệ có nhiều tiến bộ, đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp đáng kể cho tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Phó Thủ tướng cho biết, theo công bố mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào đầu tháng 10/2019, chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đã tăng lên thứ hạng 67, tăng 10 bậc và 3,5 điểm so với cuối năm 2018; Việt Nam là quốc gia có điểm số tăng mạnh nhất toàn cầu, nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương - nơi có năng lực cạnh tranh cao nhất thế giới.
Những chỉ số này thể hiện sự chỉ đạo và những giải pháp của Chính phủ trong việc đảm bảo kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, cùng các giải pháp tập trung vào thu hút các nguồn lực của xã hội cho khoa học và công nghệ, thúc đẩy doanh nghiệp chuyển giao, hấp thụ và phát triển công nghệ, góp phần tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng cho rằng, cần phải nhìn thẳng vào thực tiễn và khó khăn, vướng mắc để thấy rằng phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập. Trước hết, nhận thức của các cấp, các ngành và các địa phương về vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo còn chưa đầy đủ, toàn diện; năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo còn hạn chế và hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia còn non trẻ, manh mún; tỷ lệ chi cho khoa học và công nghệ trên GDP chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước.
Với mục tiêu đưa khoa học - công nghệ thực sự là động lực then chốt cho phát triển kinh tế - xã hội các địa phương trong cả nước, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình mong muốn Bộ Khoa học và Công nghệ có thêm nhiều giải pháp cụ thể để phát triển thị trường khoa học - công nghệ ngày càng thực chất hơn, nhằm nâng cao năng lực và trình độ khoa học - công nghệ cho các tổ chức, doanh nghiệp; tăng cường gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất, doanh nghiệp, địa phương và các đơn vị nghiên cứu, đồng thời huy động được các nguồn lực khác nhau trong và ngoài nước hỗ trợ để thúc đẩy thương mại hóa, đưa nhanh các kết quả nghiên cứu, đổi mới công nghệ, ứng dụng những công nghệ mới, tiên tiến vào phục vụ thực tiễn sản xuất và đời sống, phát huy vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã trong đổi mới sáng tạo.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ, các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương trong thời gian tới cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong chỉ đạo phát triển khoa học và công nghệ, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế, chính sách với những cơ chế đặc thù, cạnh tranh để tăng cường ứng dụng công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển; phát huy vai trò và tạo cơ chế phù hợp để các trường đại học, viện nghiên cứu có thể tăng cường nền tảng vốn con người cho đổi mới sáng tạo.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng đề nghị các cơ quan hữu quan cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ, hấp thụ và làm chủ công nghệ; phát triển mạnh các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ tại các địa phương; mở rộng hoạt động kết nối cung-cầu công nghệ sang một số nước phát triển để tăng cường hoạt động chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên; xã hội hoá mạnh các dịch vụ khoa học và công nghệ.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh, khu vực miền Trung - Tây Nguyên cần đặc biệt chú ý phát triển năng lượng công nghệ cao, năng lượng tái tạo gắn liền với thế mạnh phát triển các loại hình du lịch, nhất là phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Các bộ, ngành, địa phương cần tạo điều kiện để có thêm các tổ chức tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ gắn với kết nối các ngân hàng để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ và các chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tại Lễ khai mạc TechDemo Gia Lai 2019, tỉnh Gia Lai đã trao 5 giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn trên 2.400 tỷ đồng cho các doanh nghiệp; 6 bản ghi nhớ đầu tư cũng đã được ký kết với tổng số vốn trên 17.000 tỷ đồng.
Sự kiện “Trình diễn kết nối cung – cầu công nghệ năm 2019” diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai kéo dài đến ngày 26/11. TechDemo Gia Lai 2019 là một trong những hoạt động của Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp và các tổ chức ở địa phương khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các nhà khoa học ứng dụng kết quả của mình vào sản xuất kinh doanh, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội.
Phát biểu tại Lễ khai mạc TechDemo Gia Lai 2019, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô và mở rộng tín dụng. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện rõ nét thể hiện qua tốc độ tăng năng suất lao động. Nền kinh tế của Việt Nam đang có sự chuyển dịch về mô hình tăng trưởng và sự thăng tiến cao hơn về chuỗi giá trị. Qua đó có thể khẳng định rằng, khoa học - công nghệ có nhiều tiến bộ, đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp đáng kể cho tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Phó Thủ tướng cho biết, theo công bố mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào đầu tháng 10/2019, chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đã tăng lên thứ hạng 67, tăng 10 bậc và 3,5 điểm so với cuối năm 2018; Việt Nam là quốc gia có điểm số tăng mạnh nhất toàn cầu, nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương - nơi có năng lực cạnh tranh cao nhất thế giới.
Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và các đại biểu tham quan các gian trưng bày tại sự kiện. Ảnh: Dư Toán – TTXVN. |
Những chỉ số này thể hiện sự chỉ đạo và những giải pháp của Chính phủ trong việc đảm bảo kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, cùng các giải pháp tập trung vào thu hút các nguồn lực của xã hội cho khoa học và công nghệ, thúc đẩy doanh nghiệp chuyển giao, hấp thụ và phát triển công nghệ, góp phần tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng cho rằng, cần phải nhìn thẳng vào thực tiễn và khó khăn, vướng mắc để thấy rằng phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập. Trước hết, nhận thức của các cấp, các ngành và các địa phương về vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo còn chưa đầy đủ, toàn diện; năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo còn hạn chế và hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia còn non trẻ, manh mún; tỷ lệ chi cho khoa học và công nghệ trên GDP chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước.
Với mục tiêu đưa khoa học - công nghệ thực sự là động lực then chốt cho phát triển kinh tế - xã hội các địa phương trong cả nước, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình mong muốn Bộ Khoa học và Công nghệ có thêm nhiều giải pháp cụ thể để phát triển thị trường khoa học - công nghệ ngày càng thực chất hơn, nhằm nâng cao năng lực và trình độ khoa học - công nghệ cho các tổ chức, doanh nghiệp; tăng cường gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất, doanh nghiệp, địa phương và các đơn vị nghiên cứu, đồng thời huy động được các nguồn lực khác nhau trong và ngoài nước hỗ trợ để thúc đẩy thương mại hóa, đưa nhanh các kết quả nghiên cứu, đổi mới công nghệ, ứng dụng những công nghệ mới, tiên tiến vào phục vụ thực tiễn sản xuất và đời sống, phát huy vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã trong đổi mới sáng tạo.
Các doanh nghiệp có thành tích hợp tác, chuyển giao công nghệ năm 2019 được tuyên dương tại buổi lễ. Ảnh: Dư Toán – TTXVN. |
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ, các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương trong thời gian tới cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong chỉ đạo phát triển khoa học và công nghệ, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế, chính sách với những cơ chế đặc thù, cạnh tranh để tăng cường ứng dụng công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển; phát huy vai trò và tạo cơ chế phù hợp để các trường đại học, viện nghiên cứu có thể tăng cường nền tảng vốn con người cho đổi mới sáng tạo.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng đề nghị các cơ quan hữu quan cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ, hấp thụ và làm chủ công nghệ; phát triển mạnh các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ tại các địa phương; mở rộng hoạt động kết nối cung-cầu công nghệ sang một số nước phát triển để tăng cường hoạt động chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên; xã hội hoá mạnh các dịch vụ khoa học và công nghệ.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh, khu vực miền Trung - Tây Nguyên cần đặc biệt chú ý phát triển năng lượng công nghệ cao, năng lượng tái tạo gắn liền với thế mạnh phát triển các loại hình du lịch, nhất là phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Các bộ, ngành, địa phương cần tạo điều kiện để có thêm các tổ chức tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ gắn với kết nối các ngân hàng để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ và các chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tại Lễ khai mạc TechDemo Gia Lai 2019, tỉnh Gia Lai đã trao 5 giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn trên 2.400 tỷ đồng cho các doanh nghiệp; 6 bản ghi nhớ đầu tư cũng đã được ký kết với tổng số vốn trên 17.000 tỷ đồng.
Sự kiện “Trình diễn kết nối cung – cầu công nghệ năm 2019” diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai kéo dài đến ngày 26/11. TechDemo Gia Lai 2019 là một trong những hoạt động của Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp và các tổ chức ở địa phương khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các nhà khoa học ứng dụng kết quả của mình vào sản xuất kinh doanh, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội.
Dư Toán