Tiết mục văn nghệ chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2018. Ảnh: Nam Sương |
Đến dự buổi lễ có đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước; Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Điểu K’Ré, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành và đông đảo nghệ nhân, già làng, trưởng bản đại diện cho 30 dân tộc trên khắp các vùng, miền đất nước.
Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội và các đại biểu tham dự đêm hội. Ảnh: Nam Sương |
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh khẳng định: Trong 10 năm qua, ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã từng bước lan tỏa và thấm sâu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bằng nhiều hoạt động, việc làm có ý nghĩa về bảo tồn, giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững... của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là các việc làm thiết thực, cụ thể của chính cộng đồng các dân tộc Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc đã góp phần khẳng định sức sống, sự trường tồn của văn hóa các dân tộc Việt Nam, phù hợp với mục tiêu, ý nghĩa của Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước phát biểu tại đêm hội. Ảnh: Nam Sương |
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh: 54 dân tộc với giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc mình chính là yếu tố cội nguồn, sản sinh, nuôi dưỡng bản sắc văn hóa Việt Nam; biểu hiện cho sức mạnh, sức sống trường tồn của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước. Trong giai đoạn đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, việc khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc có ý nghĩa ngày càng quan trọng. Đảng ta đã định hướng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách dân tộc, nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực để phát triển, duy trì các giá trị văn hóa dân tộc.
Trong mục tiêu chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, phát huy mạnh mẽ tính đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em, củng cố và nâng cao tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam; tạo mọi điều kiện để nâng cao mức hưởng thụ và tham gia hoạt động, sáng tạo văn hóa của nhân dân; phấn đấu từng bước thu hẹp về sự hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật giữa thành thị với nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Trong mục tiêu chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, phát huy mạnh mẽ tính đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em, củng cố và nâng cao tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam; tạo mọi điều kiện để nâng cao mức hưởng thụ và tham gia hoạt động, sáng tạo văn hóa của nhân dân; phấn đấu từng bước thu hẹp về sự hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật giữa thành thị với nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Tiết mục văn nghệ tại đêm hội. Ảnh: Nam Sương |
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh biểu dương sự nỗ lực của đồng bào các dân tộc và chính quyền địa phương các cấp, Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam đã đóng góp trí tuệ, công sức, tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa, đặc biệt là các hoạt động Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Phó Chủ tịch nước đề nghị để ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19 tháng 4 hàng năm đi vào nề nếp và thực sự phát huy mục đích, ý nghĩa, thấm sâu vào đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, các cấp, các ngành tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục, quảng bá giúp các dân tộc đa số và thiểu số hiểu nhau hơn, tăng cuờng tình đoàn kết các dân tộc Việt Nam, nâng cao ý thức tự tôn, lòng tự hào dân tộc, góp phần quảng bá hình ảnh, nền văn hóa của các dân tộc với cả nước và bạn bè quốc tế.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu tại đêm hội. Ảnh: Nam Sương |
Bộ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu: Bằng các hoạt động thiết thực, Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã lan tỏa và thấm sâu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, thực sự trở thành Ngày hội lớn để đồng bào các dân tộc gặp gỡ, giao lưu, cùng nhau hòa mình trong các lễ hội truyền thống, qua đó góp phần giới thiệu và tôn vinh các giá trị văn hóa tốt đẹp, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân. Đặc biệt hoạt động Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Trung ương được tổ chức theo các chuyên đề, chủ đề thiết thực có sự kết nối nhất định với các địa phương để tạo thành chuỗi các hoạt động ngày càng có hiệu quả, trở thành “Ngôi nhà chung của 54 dân tộc anh em”.
Tuy nhiên, văn hóa truyền thống các dân tộc cũng đang đứng trước nhiều thách thức, có nguy cơ bị mai một, biến dạng, biến đổi; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, nhiều chính sách của Nhà nước thực hiện thông qua các đề án, dự án còn thiếu kinh phí để triển khai, công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa ở địa bàn miền núi, vùng dân tộc thiểu số rất khó thực hiện, đòi hỏi các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa để các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác dân tộc trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả.
Tuy nhiên, văn hóa truyền thống các dân tộc cũng đang đứng trước nhiều thách thức, có nguy cơ bị mai một, biến dạng, biến đổi; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, nhiều chính sách của Nhà nước thực hiện thông qua các đề án, dự án còn thiếu kinh phí để triển khai, công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa ở địa bàn miền núi, vùng dân tộc thiểu số rất khó thực hiện, đòi hỏi các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa để các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác dân tộc trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả.
Đông đảo bà con, đồng bào dân tộc, khán giả háo hức thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2018. Ảnh: Nam Sương |
Tiết mục văn nghệ tham gia biểu diễn tại đêm hội. Ảnh: Nam Sương |
Đêm hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2018 diễn ra tưng bừng với chương trình nghệ thuật hấp dẫn gồm sáu phần nội dung: Phách nhịp vùng cao; Khúc Nhị Hà; Câu hò, điệu ví; Âm vang đại ngàn; Vọng miền sông nước và Tinh hoa Đất Việt, giới thiệu bản sắc văn hóa và nghệ thuật diễn xướng độc đáo, đặc trưng của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam ở ba miền đất nước.
Hoàng Tâm