Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt

Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt

Đêm 4/2 (14 tháng Giêng), tại Khu Di tích lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) đã diễn ra Lễ khai ấn đền Trần Xuân Quý Mão năm 2023. Đây là một tập tục cổ được duy trì hằng năm để tưởng nhớ công đức của các vua Trần; đồng thời giáo dục thế hệ mai sau về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước.

Đọc diễn văn tại Lễ khai ấn, Chủ tịch UBND thành phố Nam Định Phạm Duy Hưng khẳng định, công lao to lớn của vương triều nhà Trần - một trong những triều đại thịnh trị bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với hào khí Đông A sáng ngời, ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông. Các vua Trần đã có công khai sông, lấn biển, mở mang bờ cõi, xây dựng quê hương đất nước, mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.

Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt ảnh 1Người dân địa phương và du khách đến đền Trần từ khá sớm để dâng hương, dâng lễ, cầu một năm mới sức khoẻ, an khang và hạnh phúc. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Chủ tịch UBND thành phố Nam Định nhấn mạnh, Lễ khai ấn được duy trì tổ chức hằng năm không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc cho thế hệ hôm nay và mai sau. Đây cũng là dịp để quảng bá, giới thiệu những nét đẹp về văn hóa, con người Nam Định, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh và thành phố Nam Định.

Nghi lễ khai ấn được thực hiện tại ban thờ Trung thiên, đền Thiên Trường với 14 cụ cao niên trong dòng họ Trần tại làng Tức Mặc, phường Lộc Vượng và đại diện một số ban, ngành, đoàn thể chứng kiến nghi lễ đóng dấu khai ấn (14 cánh ấn bằng giấy màu vàng). Những lá ấn này sau đó được dâng lên các đình, chùa thuộc phường Lộc Vượng. Sau khi hoàn thành nghi lễ khai ấn, từ 23 giờ 55 phút, cửa đền mới mở để người dân và khách thập phương vào lễ đầu năm. Từ 5 giờ ngày 15 tháng Giêng bắt đầu phát ấn cho nhân dân và du khách.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghi lễ khai ấn đền Trần với ý nghĩa nhân văn lớn lao là cầu mong cho thiên hạ thái bình, thịnh trị. Ấn của nhà Trần khắc chữ “Trần triều điển cố” và “Tích phúc vô cương”. Bản chất của bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn là nhà Trần ban cho con cháu cái phúc, dạy con cháu, bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dày thì được hưởng lộc càng bền vững.

Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt ảnh 2Năm nay, Lễ hội Khai ấn đền Trần được khôi phục sau 3 năm gián đoạn do dịch COVID-19 và tổ chức cơ bản đầy đủ nhất các hoạt động lễ hội truyền thống. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng ban Quản lý Di tích Lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp cho biết, Lễ khai ấn năm nay diễn ra đúng vào dịp cuối tuần nên lượng người dân và du khách thập phương đến với đền Trần rất đông, Ban tổ chức lễ hội đã xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự để lễ hội diễn ra an toàn. Về với đền Trần, du khách không chỉ thỏa mãn ước nguyện cầu may, cầu phúc mà còn được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc, các tài liệu, hiện vật thời Trần, tư liệu quý về 14 vị vua Trần và các tướng lĩnh nhà Trần…

Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt ảnh 3Đúng 5h ngày 5/2/2023 (15 tháng Giêng), tại Khu di tích đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định) diễn ra Lễ Phát ấn đền Trần - Xuân Quý Mão 2023. Trong ảnh: Người dân xếp hàng tại hai bên cánh của đền để nhận lộc ấn. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt ảnh 4Người dân xin được lộc ấn thành tâm khấn nguyện. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN, để bảo đảm an toàn cho Lễ khai ấn, Ban Tổ chức đã lập hàng rào an ninh cách xa khu vực kiệu ấn đi qua để tránh trường hợp người dân cố tình ném tiền vào kiệu tạo nên hình ảnh phản cảm. Công an tỉnh Nam Định đã tăng cường gần 2.000 cán bộ, chiến sỹ bảo vệ an toàn cho Lễ khai ấn nên tình hình an ninh trật tự trong và ngoài khu vực đền Trần được đảm bảo, không xảy tình trạng lộn xộn. Để tránh ùn tắc giao thông, lực lượng chức năng cũng tổ chức phân luồng từ xa đối với các phương tiện đi qua địa bàn thành phố Nam Định trong dịp diễn ra Lễ khai ấn, phát ấn.

Thượng tá Nguyễn Nam Trung, Trưởng Công an thành phố Nam Định cho hay, năm nay, diện tích khuôn viên đền Trần được mở rộng, bên cạnh một số hạng mục chưa hoàn thành còn có hồ nước sâu tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn nên Ban tổ chức đã lên phương án cứu nạn, cứu hộ phòng ngừa đuối nước. Lực lượng chức năng sẽ xử lý nghiêm hành vi trộm cắp, móc túi, gây rối trật tự công cộng; khuyến cáo du khách thập phương chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Công Luật

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Thành phố Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn trong Festival châu Á 2025

Thành phố Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn trong Festival châu Á 2025

Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), tối 20/3, tại Hội nghị thượng đỉnh Festival toàn cầu năm 2025 tổ chức tại Trung tâm hội nghị HICO ở Gyeongju (Hàn Quốc), thành phố Đà Lạt vinh dự nhận cùng lúc 2 giải thưởng Festival châu Á 2025.

Kỷ lục gia sưu tập kỷ vật người Hoa ở Việt Nam

Kỷ lục gia sưu tập kỷ vật người Hoa ở Việt Nam

Anh Dương Rạch Sanh, ngụ ở quận 5 đang giữ hơn 2.500 kỷ vật của người Hoa ở TP. HCM là người đang xác lập kỷ lục Việt Nam: "Người sở hữu bộ sưu tập kỷ vật của người Hoa ở Việt Nam trước năm 1975 có số lượng nhiều nhất". Đây là bộ sưu tập lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc và mang dấu ấn quá trình hội nhập của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn

 Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam 2025

Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam 2025

Tối 19/3, tại thành phố Châu Đốc, UBND tỉnh An Giang tổ chức Lễ đón Bằng UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam” vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025.

Bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn

Bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn

Hiện nay, ở Bắc Kạn có gần 9.300 công trình kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc Tày, Dao, Nùng, trong đó có 8.681 nhà sàn, 8 nhà trình tường, 605 nhà đất. Việc huy động nguồn lực để bảo tồn giá trị văn hóa, kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc đang được các địa phương chú trọng nhằm phát huy tiềm năng phát triển du lịch ở Bắc Kạn.

Nhiều hoạt động văn hóa tại Bắc Kạn trong tháng 4/2025

Nhiều hoạt động văn hóa tại Bắc Kạn trong tháng 4/2025

Chiều 18/3, UBND tỉnh Bắc Kạn thông tin, từ ngày 6/4 đến ngày 30/4, tỉnh sẽ tổ chức chuỗi các sự kiện văn hóa, với điểm nhấn "Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn năm 2025" có chủ đề "Sông Cầu - Nơi ngọn nguồn hội tụ", quy mô các tỉnh, thành phố lưu vực sông Cầu: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và thành phố Hà Nội.

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng"

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng"

Tại quân cảng Cam Ranh, Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp với Cục Chính trị Hải quân, CLB phóng viên ảnh Hà Nội, Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Tổ quốc nơi đầu sóng” và “Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng – 70 năm hành trình giữ biển”. Đây là hoạt động nhân dịp 50 năm giải phóng Quần đảo Trường sa (29/4/1975) và 70 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/1955).

Độc đáo nghệ thuật trang trí cây nêu của đồng bào Co, Quảng Ngãi

Độc đáo nghệ thuật trang trí cây nêu của đồng bào Co, Quảng Ngãi

Mỗi đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi đều có cách trang trí cây nêu riêng. Trong đó, nghệ thuật trang trí cây nêu của cộng đồng người Co ở huyện Trà Bồng có nét đặc sắc riêng, vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cây nêu của đồng bào Co ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với lễ hội ăn trâu – một sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật hàng ngàn năm nay.

Tây Nguyên đại ngàn “mùa con ong đi lấy mật”

Tây Nguyên đại ngàn “mùa con ong đi lấy mật”

Tây Nguyên, xứ sở của những thiên sử thi đậm chất huyền thoại, vùng đất của đại ngàn xanh thẳm, nơi có những con đường uốn lượn qua những cánh rừng già, nơi những bản làng mộc mạc ẩn hiện giữa mây trời, nơi văn hóa cồng chiêng đậm đà bản sắc dân tộc hòa quyện cùng nhịp sống hiện đại luôn có sức mê hoặc lạ kỳ.

Hoa sưa Hà Nội - Nét họa tinh khôi giữa trời

Hoa sưa Hà Nội - Nét họa tinh khôi giữa trời

Khúc giao mùa của phố thường được bắt đầu từ những sắc hoa màu lá. Hoa sưa là sắc hoa của Hà Thành, hoa của tháng 3 trong tiết xuân đang dần qua êm đềm mà có lẽ chỉ có Hà Thành mới có và đậm đà như thế.

Long trọng Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Long trọng Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Ngày 16/3, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt “Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang), UBND huyện Yên Thế long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, huyện Yên Thế cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham dự.

Tôn vinh truyền thống hiếu học và khoa bảng xứ Đông

Tôn vinh truyền thống hiếu học và khoa bảng xứ Đông

Ngày 16/3, tại di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu Mao Điền, UBND huyện Cẩm Giàng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với VNPT Hải Dương tổ chức khai hội truyền thống Văn Miếu Mao Điền và công bố quyết định công nhận Văn Miếu Mao Điền là khu du lịch cấp tỉnh. Ban tổ chức ra mắt hệ thống cơ sở dữ liệu và bản đồ số di tích huyện Cẩm Giàng, khai mạc Ngày hội sách năm 2025 với sự tham dự của đông đảo nhân dân, du khách.

Lung linh nét đẹp hoa đào ở vùng biên Cao Mã Pờ (Quản Bạ, Hà Giang). Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Lung linh lễ hội hoa đào nơi biên cương Tổ quốc

Ngày 15/3, tại xã Cao Mã Pờ (huyện Quản Bạ, Hà Giang), huyện Quản Bạ phối hợp với Công ty Du lịch Hà Giang Trẻ đã diễn ra Lễ hội hoa Đào năm 2025 với chủ đề “Lung linh sắc đào - Xuân về biên cương”. Đây là dịp tôn vinh vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào Hà Giang; là cơ hội để quảng bá văn hóa, du lịch và đời sống của đồng bào các dân tộc nơi biên cương Tổ quốc.

Ấn tượng “Tết của người trồng cà phê”

Ấn tượng “Tết của người trồng cà phê”

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột được xem là “Tết của người trồng cà phê”, là dịp tôn vinh người trồng, chăm sóc, chế biến và xuất khẩu cà phê. Sự kiện kinh tế, văn hóa lớn này còn là ngày hội của 49 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh, là dịp để người dân buôn làng khoe những bộ trang phục truyền thống, ẩm thực của dân tộc mình.

Độc đáo Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Độc đáo Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội dân gian truyền thống độc đáo của An Giang nói chung và Châu Đốc nói riêng. Lễ hội chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, khát vọng của cộng đồng hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Khám phá không gian văn hóa vùng cao, lịch sử đồng bào Thái Tây Bắc ở Điện Biên

Khám phá không gian văn hóa vùng cao, lịch sử đồng bào Thái Tây Bắc ở Điện Biên

Tối 13/3, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Không gian văn hóa vùng cao; hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch tại Lễ hội Hoa Ban năm 2025 và Ngày hội Văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII.

Nuôi dưỡng tình yêu văn hóa Khmer cho thế hệ trẻ

Nuôi dưỡng tình yêu văn hóa Khmer cho thế hệ trẻ

Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh) tiền thân là Đoàn văn công Khmer Ánh Bình Minh, được thành lập năm 1963 tại xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đoàn là một đơn vị nghệ thuật có tầm ảnh hưởng lớn với người dân, nhất là cộng đồng người Khmer Nam Bộ.

Kích cầu du lịch Phú Thọ qua lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Kích cầu du lịch Phú Thọ qua lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Hàng năm, mỗi dịp tháng 3 (Âm lịch), điểm Di tích lịch sử Đền Hùng thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan, hành hương về Đất Tổ và tham dự lễ hội lớn nhất cả nước tại Phú Thọ. Với đa dạng các hoạt động diễn ra, mùa lễ hội Giỗ Tổ là cơ hội quảng bá, thu hút đông đảo hơn du khách đến với Phú Thọ. Địa phương đang tập trung mọi nguồn lực, triển khai các hoạt động thu hút du khách cũng như đảm bảo an toàn trong thời gian diễn ra lễ hội.

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Tối 12/3, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột diễn ra Lễ hội Ánh sáng với chủ đề "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê". Đây là hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Sự kiện thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia.