Những ngày Tết truyền thống Chôl Chnăm Thmây, đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đón năm mới trong không khí vui tươi, rộn ràng, cho thấy phần nào đời sống vật chất, tinh thần của bà con ngày càng nâng lên. Đồng thời, thể hiện kết quả sự quan tâm đầu tư của địa phương đến đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Khmer nói riêng, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Từ việc áp dụng quy trình sản xuất lúa theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, Hợp tác xã (HTX) Tân Long ở xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) đã xây dựng thành công thương hiệu “Gạo sạch Vị Thủy” đạt chuẩn sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh.
Nỗ lực phát triển kinh tế với thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm, thường xuyên giúp đỡ mọi người, đồng thời tích cực vận động bà con tham gia các phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng khu dân cư…, ông Thạch Xa Kha (56 tuổi), dân tộc Khmer luôn được người dân ấp 9, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) quý mến, đánh giá cao về sự tận tụy với công việc.
Huyện Vị Thủy (Hậu Giang) hiện có trên 800 hộ đồng bào Khmer cư trú với trên 3.000 khẩu, sinh sống tập trung ở các xã: Vị Thủy, Vị Trung, Vị Bình và Vĩnh Trung. Nếu như năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn là hơn 41% thì đến nay con số đó đã được cải thiện đáng kể, chỉ còn 12%...
Ngày 3/4, mô hình canh tác lúa thông minh đầu tiên của tỉnh Hậu Giang đã được thí điểm tại ấp 9, xã Vị Tháng, huyện Vị Thủy. Mô hình canh tác lúa thông mình này được thực hiện qua sự hợp tác giữa Tập đoàn Rynan Holding JSC và các đơn vị của tỉnh Hậu Giang.
Để thể hiện sự thành kính, lòng biết ơn sâu sắc đối với vị Cha già dân tộc, những năm gần đây, nhiều gia đình người Khmer ở tỉnh Hậu Giang đã rước ảnh Bác Hồ về thờ như thờ tổ tiên, ông bà mình.