Cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí chỗ ở ổn định lâu dài cho đồng bào, các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam chú trọng công tác giãn dân, lập vườn, tạo quỹ đất sản xuất, xây dựng kinh tế vườn rừng, phát triển chăn nuôi, trồng dược liệu dưới tán lá rừng nhằm tạo sinh kế bền vững cho bà con.
Thực hiện kế hoạch tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, ngày 5/7, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam tiếp xúc cử tri tại xã ATiêng (huyện Tây Giang) và xã Ba (huyện Đông Giang).
Nhiều năm qua, bên cạnh nhiệm vụ chính trị của mình, cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng huyện Tây Giang luôn đồng hành, thực hiện 3 cùng “cùng ăn, cùng ở, cùng làm”, giúp dân dọc tuyến biên giới phát triển kinh tế - xã hội.
Được dựng nên từ tinh thần đoàn kết, sáng tạo, Gươl (nhà làng) là minh chứng cho sức mạnh cộng đồng, hội tụ đầy đủ nét văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ-tu.
Với phương châm “Quân dân như cá với nước”, phát huy truyền thống “Tương thân, tương ái” tốt đẹp của dân tộc, từ ngày 14 - 15/1, tại xã Atiêng, huyện Tây Giang, Bộ Chỉ huy Bội đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với UBND và các hội, đoàn thể huyện miền núi Tây Giang tổ chức chương trình “Tết Biên phòng - Ấm lòng dân bản” nhân dịp xuân Quý Mão - 2023.
Là huyện miền núi địa hình phức tạp, có đông đồng bào dân tộc sinh sống, huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) thường xuyên bị thiên tai, gây thiệt hại lớn về người, tài sản. Vì vậy, yêu cầu bức thiết đặt ra đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện là tập trung làm tốt công tác quy hoạch, sắp xếp dân cư gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đa dạng sinh kế để ổn định đời sống nhân dân.
Sáng 19/1, tại Trạm quân dân y kết hợp xã A Xan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, chính quyền địa phương đã tiếp nhận xe cứu thương do đại diện con em Quảng Nam làm ăn tại Thành phố Hồ Chí Minh tặng cho đồng bào 4 xã vùng cao biên giới gồm A Xan, Tr Hy, Ga Ry và Ch Ơm, huyện Tây Giang.
Ngày 4/10, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) phối hợp với các đơn vị thành viên tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao hệ thống điện mặt trời trên mái nhà cho Trường Trung học phổ thông Võ Chí Công (xã A Xan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam).
Là một trong 4 xã vùng cao biên giới, tiếp giáp với huyện Kạ Lùm của tỉnh Sê Kông (Lào), xã A Xan, huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) đã không ngừng thay da đổi thịt, cuộc sống của đồng bào nơi phên dậu của Tổ quốc được cải thiện từng ngày, mối quan hệ hữu nghị giữa cộng đồng các dân tộc hai bên đường biên không ngừng được củng cố và nâng cao.
Dù đã 70 tuổi nhưng già làng Bh’riu Pố, người dân tộc Cơ-tu ở thôn Arớh, xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam) vẫn miệt mài sưu tầm và làm ra những sản phẩm điêu khắc, được đưa vào trang trí ở nhiều nhà Gươl trong vùng.
Thôn Voòng thuộc xã biên giới Tr’hy, huyện Tây Giang (Quảng Nam) có 133 hộ, 527 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Cơ-tu. Để thoát khỏi cái đói, cái nghèo, người dân nơi đây đã đồng lòng, quyết tâm thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp, từng bước phát triển kinh tế…
Nằm ở cực Tây của tỉnh Quảng Nam, nơi được xem như “cổng trời” vùng biên, Đồn Biên phòng Ga Ry có nhiệm vụ quản lý đường biên giới dài hàng chục km trên địa bàn huyện Tây Giang giáp với nước bạn Lào. Là Đồn Biên phòng đóng quân ở vị trí xa nhất, trên địa bàn khó khăn nhất nhưng những người lính mang quân hàm xanh nơi đây luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, là chỗ dựa vững chắc, tin cậy của chính quyền và đồng bào các dân tộc.
Với chủ đề “Hương sắc vùng cao Quảng Nam”, tối 11/6, tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã diễn ra Ngày hội trình diễn nghi thức dựng cây nêu và giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam.