Ông Phạm Văn Lẹ (ấp Kênh Nhiếm, xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang) chia sẻ về mô hình sản xuất hiệu quả của mình. Ảnh: Minh Trí - TTXVN

Nông dân Phạm Văn Lẹ chuyển đổi mô hình sinh kế, ứng phó hiệu quả hạn mặn

Tân Phú Đông là huyện cù lao giáp biển Đông, thường xuyên đối mặt với hạn hán và xâm nhập mặn, sản xuất nông nghiệp rất khó khăn, nhất là trồng lúa bấp bênh mỗi năm chỉ canh tác được một vụ. Những năm thiên tai, nông dân mất trắng. Nhiều hộ dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn, phải đi làm thuê, làm mướn nơi xa kiếm sống.
Nuôi tôm thâm canh ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang). Ảnh: Minh Trí - TTXVN

Tiền Giang nuôi tôm xuất khẩu ở vùng sinh thái mặn, lợ

Thực hiện Chương trình phát triển kinh tế thủy sản, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội khi tỉnh trở lại trạng thái bình thường mới sau đại dịch COVID - 19, Tiền Giang quan tâm phát huy tiềm năng nuôi thủy sản xuất khẩu ở vùng sinh thái mặn, lợ đặc biệt là nuôi tôm thích ứng biến đổi khí hậu, tạo nguồn nông sản hàng hóa phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu vừa giúp nhân dân ven biển khó khăn sớm ổn định sản xuất và đời sống.
Tiền Giang đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái biển

Tiền Giang đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái biển

Với nhiều di tích văn hóa lịch sử đặc sắc gắn liền với con người và vùng đất phương Nam, vùng "địa linh nhân kiệt" Gò Công của tỉnh Tiền Giang còn có tiềm năng to lớn là du lịch sinh thái biển. Cùng với biển Gò Công, các cồn bãi ven biển là những điểm khám phá lý tưởng cho những ai yêu thích du lịch sinh thái vùng biển.
Hiệu quả từ mô hình quân dân y kết hợp tại Tiền Giang

Hiệu quả từ mô hình quân dân y kết hợp tại Tiền Giang

Trạm xá Kết hợp quân - dân y của Đồn Biên phòng Phú Tân (thuộc Bộ đội Biên phòng Tiền Giang) tại xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang mỗi năm khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc cho hơn một nghìn lượt người dân, bộ đội, gia đình chính sách, góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và người dân địa phương.
Tiền Giang mở rộng mô hình nuôi vịt biển thích ứng biến đổi khí hậu

Tiền Giang mở rộng mô hình nuôi vịt biển thích ứng biến đổi khí hậu

Tiến sĩ Thái Quốc Hiếu - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang cho biết, Chi cục đang triển khai mô hình nuôi vịt biển trên địa bàn các huyện phía Đông của tỉnh nhằm đa dạng hóa đối tượng vật nuôi, thích ứng biến đổi khí hậu, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân ven biển.
Tiền Giang: Phát triển cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu trên vùng nhiễm mặn

Tiền Giang: Phát triển cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu trên vùng nhiễm mặn

Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, nông dân vùng nhiễm mặn huyện cù lao Tân Phú Đông nằm hạ lưu sông Tiền, tỉnh Tiền Giang đã chuyển đổi gần 500 ha đất trồng lúa một vụ sang trồng rau màu và cây ăn trái đặc sản. Riêng cây sả - một loại màu chịu hạn mặn, thích hợp thổ nhưỡng địa phương, đạt gần 360 ha, còn lại là mãng cầu xiêm. Đây vốn là những cây trồng chủ lực, chịu hạn mặn cho năng suất, sản lượng cao và được thị trường tiêu thụ rất ưa chuộng.
Lợi nhuận lớn từ mô hình sáng tạo lúa-tôm ở Tiền Giang

Lợi nhuận lớn từ mô hình sáng tạo lúa-tôm ở Tiền Giang

Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) có nửa năm nước mặn, nửa năm nước ngọt, rất khó khăn trong vấn đề phát triển giống cây trồng, vật nuôi. Nhưng cũng chính từ cái khó đó, các ban ngành, cùng người dân đã thích ứng và phát triển mô hình sản xuất đan xen giữa tôm và lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao.