Kon Tum: 3 người tử vong do đuối nước

Kon Tum: 3 người tử vong do đuối nước

Sáng 11/8, lực lượng chức năng đã tìm kiếm thấy thi thể của 3 nạn nhân tử vong do đuối nước xảy ra tại xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum). Lãnh đạo UBND huyện Sa Thầy đang tiến hành thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình các nạn nhân gặp nạn để lo hậu sự.

Đồng bào Rơ Măm làm lễ Mở cửa kho lúa

Đồng bào Rơ Măm làm lễ Mở cửa kho lúa

Hàng năm, vào dịp cuối năm (cuối tháng 11 đến tháng 12), sau khi người dân thu hoạch lúa rẫy, hạt lúa được đem về cất ở kho, người Rơ Măm ở làng Le xã Mô Rai (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) tổ chức lễ Mở cửa kho lúa. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất, đánh dấu kết thúc của một chu kỳ sản xuất của người Rơ Măm, một trong năm dân tộc ít người nhất cả nước, với 178 hộ và 526 khẩu.
Hiện trường vụ phá rừng. Ảnh: TTXVN phát

Mở rộng điều tra vụ phá rừng ở Kon Tum

Liên quan đến vụ phá rừng tại lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Sa Thầy (Công ty Lâm nghiệp Sa Thầy) tỉnh Kon Tum, hiện Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Sa Thầy và lực lượng chức năng đang mở rộng điều tra vụ việc.
Ông A In truyền đạt kinh nghiệm trồng cây cà phê cho các hộ gia đình tại làng O. Ảnh: Khoa Chương - TTXVN

Người đảng viên đi đầu phát triển kinh tế, xóa bỏ hủ tục

Trên cương vị là Bí thư Đảng ủy xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, ông A In (65 tuổi) luôn đi đầu trong các cuộc vận động “làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm”, phát triển kinh tế tại địa phương. Sau khi về hưu vào năm 2015, ông tiếp tục vận động, hỗ trợ người dân tại làng O, xã Ya Xiêr chăm chỉ làm ăn, từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội và hướng đến xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.
Các nghệ nhân và học viên tại mô hình điểm Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa gắn với phát triển du lịch của đồng bào dân tộc thiểu số Xê Đăng tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Ảnh: TTXVN phát

Kon Tum phát triển hai mô hình điểm sinh hoạt văn hóa gắn với du lịch

Thực hiện Quyết định số 3123/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức xây dựng Mô hình điểm sinh hoạt văn hóa gắn với phát triển du lịch của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum, từ ngày 29-31/12, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức lễ ra mắt hai mô hình điểm Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa gắn với phát triển du lịch của đồng bào dân tộc thiểu số Xê Đăng tại huyện Sa Thầy và Bahnar tại huyện Kon Rẫy.
Đảng viên nắm tình hình sản xuất tại thôn, làng. Nguồn: baokontum.com.vn

Củng cố, kiện toàn tổ chức Đảng ở thôn, làng - Kinh nghiệm từ huyện Sa Thầy (Kon Tum)

Là địa phương có tới 57% dân số người dân tộc thiểu số, thời gian qua Huyện ủy Sa Thầy (Kon Tum) đã triển khai nhiều giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển đảng viên, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người có đạo, qua đó góp phần củng cố, kiện toàn tổ chức Đảng ở cơ sở.
76 năm Quốc khánh: Mô Rai - điểm sáng ở vùng biên

76 năm Quốc khánh: Mô Rai - điểm sáng ở vùng biên

Xã Mô Rai là vùng đất kiên trung trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của huyện Sa Thầy (Kon Tum). Xã hai lần vinh dự được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân. Phát huy tinh thần bất khuất, anh dũng trong kháng chiến, ngày nay, cùng với sự giúp đỡ của chính quyền, Mô Rai đang dần chuyển mình thành điểm sáng ở vùng biên huyện Sa Thầy.
Trẻ em tại điểm làng Dao, thôn 3, xã Ia Dom, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum quây quần xem tivi kể từ khi làng có điện. Ảnh: Dư Toán – TTXVN.

Niềm vui những điểm làng cuối cùng của Kon Tum được kéo điện

Dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, song Công ty Điện lực Kon Tum đã thực hiện khảo sát, bố trí kinh phí và nhân lực, đưa điện về với những điểm làng này. Nhờ đó đến nay, tỉ lệ cấp điện của tỉnh đã đạt 100%, mang đến niềm vui, sự phấn khởi cho người dân sinh sống ở những điểm làng cuối cùng được cấp điện của tỉnh Kon Tum.
Chuyển biến trong công tác giảm nghèo ở huyện miền núi Sa Thầy

Chuyển biến trong công tác giảm nghèo ở huyện miền núi Sa Thầy

Huyện Sa Thầy là một huyện biên giới nghèo của tỉnh Kon Tum, bởi đa số là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ (chiếm 57%). Công tác giảm nghèo ở huyện miền núi này đang có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đã đổi thay rõ nét, cuộc sống ấm no, không còn chạy ăn từng bữa.
Người Rơ Măm

Người Rơ Măm

Trong xã hội truyền thống, đàn ông Rơ Măm mặc khố, phía sau buông đến ống chân. Phụ nữ quấn váy và ở trần, một số mặc áo cộc tay. Váy và khố đều có màu trắng của vải mộc, không nhuộm. Phụ nữ ưa đeo hoa tai làm bằng ngà voi, nứa hoặc gỗ. Nam nữ thanh niên đều cắt 4 hoặc 6 chiếc răng cửa của hàm trên, khi bước vào tuổi trưởng thành.