Để ổn định đời sống và sản xuất cho đồng bào, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đã hỗ trợ kinh phí làm mới, sửa chữa gần 1.400 ngôi nhà cho người dân có nhà ở bị hư hại hoàn toàn, nhà ở bị hư hại một phần do mưa lũ và nhà ở theo tiêu chuẩn “3 cứng” cho bà con ở khu vực nguy cơ sạt lở núi cao.
Ngày 9/10, tại xã Phước Thành, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam đã tiếp xúc cử tri huyện Phước Sơn, chuẩn bị Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Tối 12/5, tại thị trấn Khâm Đức, UBND huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã khai mạc Ngày hội văn hóa truyền thống người Bhnong huyện Phước Sơn năm 2023. Đây cũng là hoạt động kỷ niệm 55 năm chiến thắng Khâm Đức -Ngoktavat 12/5/1968-12/5/2023; hướng đến kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng bộ huyện Phước Sơn (12/10/1948 – 12/10/2023).
Sau trận mưa lũ kinh hoàng cách đây 2 năm, huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam có trên 170 gia đình ở các xã Phước Lộc, Phước Kim bị mất nhà ở hoặc bị hư hỏng nặng cần được tái định cư. Sau hai năm nỗ lực, đến nay cuộc sống của đồng bào đã ổn định, không còn nỗi lo sạt lở. Tuy vẫn còn không ít khó khăn, nhất là về đất sản xuất, nhưng cuộc sống của đồng bào đã ổn định, công cuộc tái thiết đã bắt đầu.
Cầu Khỉ - cây cầu có kết cấu vĩnh cửu bắc qua sông Đăk Mi, trên tuyến đường liên xã ĐH5 từ xã Phước Công - Phước Lộc, huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, đã bị nước lũ cuốn trôi đường dẫn và mố cầu vào cuối tháng 4. Vì nhu cầu đi lại, người dân địa phương phải bám theo bờ thành hẹp và lan can phía còn lại của cây cầu để qua sông, bất chấp hiểm nguy đang rình rập.
Gần một năm xảy ra vụ sạt lở núi tại xã Phước Lộc, Phước Thành, huyện Phước Sơn làm thiệt hại người và tài sản của Nhà nước, nhân dân hàng trăm tỷ đồng, tỉnh Quảng Nam đang tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ các công trình phúc lợi và khu tái định cư, phấn đấu đưa vào sử dụng trước mùa mưa bão năm nay.
Không chỉ gây thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng cho cơ sở hạ tầng, các trận bão lũ cuối năm 2020 còn khiến hàng nghìn hộ gia đình ở tỉnh Quảng Nam đối mặt với khó khăn, sản xuất bị đình đốn, sinh kế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, đi cùng với nỗ lực ổn định chỗ ở, tạo sinh kế thích hợp và bền vững, phù hợp với điều kiện, tập quán canh tác của từng vùng được tỉnh Quảng Nam đặt lên hàng đầu để từng bước giúp đồng bào khôi phục sản xuất.
Sáng 23/2, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cùng đoàn công tác của các ban, ngành đã có chuyến thăm, kiểm tra tình hình chăm lo đời sống người dân vùng sạt lở ở các xã Phước Kim, Phước Thành, Phước Lộc (huyện Phước Sơn), nơi xảy ra trận sạt lở núi kinh hoàng khiến hàng trăm ngôi nhà bị hư hỏng nặng.
Sáng 2/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu cho biết: Sư đoàn Không quân 372 đã lên kế hoạch cho máy bay Mi 171 thuộc Trung đoàn 930 thực hiện 4 chuyến bay trong ngày 2/11 để chở hàng hóa, lương thực, thực phẩm, thuốc men thiết yếu cho người dân ở hai xã Phước Lộc, Phước Thành, huyện Phước Sơn, nhằm đảm bảo lương thực cho bà con ở hai xã này đủ dùng trong ít nhất 30 ngày tới.
Nỗ lực tìm kiếm những người còn mất tích tại thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam trong trận sạt lở núi kinh hoàng, sáng 1/11, các lực lượng tìm kiếm sử dụng 32 thuyền và ca nô để dò tìm trên các dòng sông, suối và lòng hồ thủy điện Sông Tranh. Thiết bị Playcam tầm soát nhiệt cũng được lực lượng tìm kiếm sử dụng liên tục để mở rộng địa bàn tìm kiếm nạn nhân. Đến nay, lực lượng tìm kiếm đã tìm được 8 người trên tổng số 24 người bị mất tích. Công tác tìm kiếm đang tiếp tục được tiến hành một cách khẩn trương.
Sáng 31/10, Ban Chỉ huy tiền phương tìm kiếm cứu nạn tại huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã họp khẩn để bàn phương án tiếp cận 2 xã Phước Lộc, Phước Thành bị cô lập. Mục tiêu ban đầu là tiếp cận để tìm kiếm cứu nạn 13 nạn nhân bị sạt lở đất, nhưng nay lực lượng chức năng đã chuyển sang mục tiêu nỗ lực thông đường để tiếp tế cho người dân bị cô lập tại 2 xã trên. Bên cạnh công tác tìm kiếm cứu nạn người bị vùi lấp, công tác cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho gần 2.000 người còn sống tại các điểm bị chia cắt đang rất cấp bách.
Liên quan đến việc 217 công nhân mắc kẹt ở Nhà máy thủy điện Đăk Mi 2 (tỉnh Quảng Nam), theo ghi nhận của phóng viên TTXVN, sáng 30/10, có khoảng 10 người đã đu dây ròng rọc qua sông Đăk Mi, vượt 3 km đường rừng để ra thoát ra ngoài và đi về trung tâm xã Phước Công (huyện Phước Sơn, Quảng Nam).
Trưa ngày 29/10, ông Lưu Huyền Thoại, Chủ tịch UBND xã Phước Lộc huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn xã có 11 người dân bị vùi lấp do sạt lở đất.
Là một trong những tộc người sinh sống và cư trú lâu đời trên dãy Trường Sơn - Tây Nguyên, đồng bào Bhnong, Giẻ - Triêng, huyện Phước Sơn (Quảng Nam )đã sáng tạo nên một nền văn hóa vô cùng độc đáo.