Chiều 22/9, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Hòa cùng không khí hăng hái thi đua xây dựng nông thôn mới của cả nước, nhân dân xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đang ra sức cố gắng hoàn thành các tiêu chí xây dựng quê hương ngày càng phát triển, cuộc sống người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Trong cơn bão số 3 vừa qua, Cao Bằng là một trong những tỉnh bị thiệt hai nặng nhất về người và của. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng bị hư hại, hàng nghìn ha cây trồng bị phá hoại, nhiều gia đình lâm vào cảnh tang thương mất mát. Thế nhưng, gian nan không khuất phục được lòng người, với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, đoàn thể và nhà hảo tâm, người dân Cao Bằng đang vượt qua khó khăn, xây dựng lại cuộc sống mới trên những mất mát đau thương.
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Quyết định công nhận các làng nghề miến dong Phia Đén (xã Thành Công, huyện Nguyên Bình); làng nghề Ngói đất nung xóm Lũng Rì (xã Tự Do, huyện Quảng Hoà) và làng nghề Nón lá xóm Hoàng Diệu (xã Tự Do, huyện Quảng Hoà) là làng nghề truyền thống. Việc công nhận các làng nghề truyền thống sẽ góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.
Khu vực Phia Oắc, Phia Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình có độ cao trên 1.300m so với mặt nước biển, khí hậu mát lạnh với sự đa dạng phong phú về sinh học, thực vật. Đây là một trong những vựa dược liệu quan trọng của khu vực miền núi phía Bắc, giàu tiềm năng phát triển.
Cao Bằng vốn là vùng đất có giống trúc sào rất đẹp, mọc đầy trên những núi đồi của các huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thông Nông… Trước đây, do điều kiện khai thác khó khăn, cước vận chuyển cao, giá bán trúc rẻ, khiến người dân không mấy tha thiết mặn với cây trúc. Trong hoàn cảnh đó, một ông chủ khách sạn có tiếng ở thành phố Cao Bằng đã bán hết tài sản, nhà cửa để vào vào tận chân núi xây dựng cơ sở chế biến trúc, nâng tầm giá trị cho loại cây xinh đẹp này, góp phần nâng cao đời sống cho người dân trồng trúc.
Những năm gần đây, diện tích trồng cây ăn quả của tỉnh Cao Bằng tăng nhanh. Tuy nhiên, do không có quy hoạch, thiếu sự phân tích yếu tố thị trường, ít doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến, xuất khẩu hoa quả nên người trồng lúng túng trong giải quyết bài toán nâng cao chất lượng và tìm đầu ra cho sản phẩm.
Ngày 5/4, tại Khu du lịch sinh thái Kolia, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam phối hợp Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật dân tộc thiểu số Việt Nam.
Trong đêm 19 rạng sáng 20/2, tại vùng núi cao Phja Oắc (xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, băng giá bắt đầu bao phủ trắng xóa đỉnh núi.
Những ngày cuối tháng Tám, nhân dịp Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 – 25/8/2021), phóng viên TTXVN có dịp gặp ông Dương Mạc Thăng (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng) để nghe ông kể về thời kỳ Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên ở với gia đình ông Xích Thắng ở xã Gia Bằng (nay là xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình) để hoạt động, phát triển cách mạng trong vùng đồng bào dân tộc ở châu Lam Sơn (nay là huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng).
Trước sự bùng nổ kinh tế xã hội, giao thoa văn hóa, rất nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã không còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc cũng như cảnh quan môi trường sinh thái. Tuy nhiên, bà con dân tộc Dao Tiền ở xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng vẫn bảo tồn gần như nguyên vẹn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén (huyện Nguyên Bình) được ví như một viên ngọc quý mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất biên cương Cao Bằng. Nơi đây có cấu tạo địa chất rất đặc biệt với những dãy núi cao, nhiều khoáng sản quý hiếm như vàng, bạc, thiếc, vonphram, quặng uranium... Phia Oắc - Phia Đén vẫn giữ được rừng nguyên sinh, hệ sinh thái đa dạng, nhiều loài động thực vật quý hiếm. Đặc biệt, nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành, mát mẻ, có băng tuyết về mùa đông và là nơi lý tưởng cho phát triển du lịch sinh thái.
Bằng nhiều hình thức, cách làm hay, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã phát huy vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Để tạo hiệu ứng và sức lan tỏa, UBMTTQ huyện Nguyên Bình đã lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương với phong trào “Nguyên Bình chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén thuộc địa phận các xã Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, tổng diện tích tự nhiên là 10.593,5 ha, trong đó 8.146,6 ha rừng tự nhiên, chiếm khoảng 77% diện tích Vườn quốc gia.
Những điệu múa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Cao Bằng được hình thành từ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, đồng thời, mô phỏng các động tác lao động và sinh hoạt của con người dân tộc đó. Múa bắt ba ba (Piáo tộ) của người Dao Đỏ là một trong những điệu múa độc đáo, đặc sắc bởi không giống với bất kỳ điệu múa của một dân tộc nào khác và trở thành niềm tự hào được giữ gìn trong đời sống tinh thần của người Dao Đỏ ở Cao Bằng từ bao đời nay.
Những ngày qua, không khí lạnh tràn về khiến cho nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giảm sâu, rét đậm rét hại khiến số người nhập viện do mắc các bệnh liên quan đến lạnh như viêm phổi, viêm đường hô hấp, xương khớp tăng mạnh, nhất là đối với người già và trẻ em. Một số khu vực bắt đầu xuất hiện hiện tượng trâu bò chết rét.
Những ngôi nhà trình tường (tường nhà làm hoàn toàn bằng đất nện dày mà không có bất cứ cột hay cọc nào làm trụ) của người Dao Tiền tại xóm Bản Chang, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) nằm sát bên những sườn núi đá núi trập trùng mù sương không chỉ mang lại nét đẹp cho vùng cao, còn thể hiện kỹ thuật làm nhà đơn giản nhưng không kém phần tinh xảo.
Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Dao Tiền ở Cao Bằng rất cầu kỳ, tinh tế và trang nhã, đặc biệt là kỹ thuật in hoa văn trên vải bằng sáp ong. Mỗi tấm vải in bằng sáp ong là một tác phẩm nghệ thuật được tạo ra từ đôi tay khéo léo, sự cần cù và trí tưởng tượng phong phú của những người phụ nữ Dao tiền.
Những ngôi nhà trình tường (tường nhà làm hoàn toàn bằng đất nện dày mà không có bất cứ cột hay cọc nào làm trụ) của người Dao Tiền tại xóm Bản Chang, xã Thành Công , huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) nằm sát bên những sườn núi không chỉ mang lại nét đẹp độc đáo nên thơ cho vùng cao mà còn thể hiện kỹ thuật làm nhà điêu luyện của người Dao Tiền.
Trong những năm gần đây, cây thanh long được trồng và tăng diện tích khá nhanh trên địa bàn xã Minh Thanh (Nguyên Bình - Cao Bằng), mở ra triển vọng có giá trị kinh tế cao bởi cây dễ trồng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sản phẩm được thị trường ưa chuộng.