Thượng tá Nguyễn Tiến Đạt - Trưởng Công an huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: đơn vị vừa tiếp nhận hồ sơ của Hạt Kiểm lâm huyện về vụ phá rừng phòng hộ tại khoảnh 5, tiểu khu 329, thôn Pà Dá, xã Cà Dy.
Nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024, tối 27/1, tại Đồn Biên phòng La Êê, huyện Nam Giang, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Nam tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản” năm 2024.
Bằng nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị với nhiều giải pháp phù hợp nhu cầu thực tiễn, công tác giảm nghèo ở huyện Nam Giang (Quảng Nam) đã và đang có những bước chuyển tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đời sống đồng bào dân tộc...
Để hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên nông thôn, vùng miền núi phát triển kinh tế bền vững, hiện nay Tổng đội thanh niên xung phong tỉnh Quảng Nam (Tỉnh đoàn Quảng Nam) đang triển khai mô hình chăn nuôi kết hợp sản xuất nông nghiệp sạch cho các hộ dân ở Làng thanh niên lập nghiệp Thạnh Mỹ ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Ngay từ sáng sớm ngày 16/5, cử tri của 6 xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đã nô nức đến các điểm bầu cử, đợi đến giờ khai mạc bầu cử, để bỏ phiếu bầu ra những người có đức, có tài, đáp ứng đủ tiêu chí là Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Không chỉ cho giá trị kinh tế cao, heo cỏ (còn gọi là heo đen, lợn đen) đang là mô hình chăn nuôi được nhiều hộ đồng bào vùng cao ở tỉnh Quảng Nam áp dụng và mở rộng, tạo thu nhập ổn định và vươn lên thoát nghèo.
Chiều tối 8/6, tại Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ ra mắt lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách và phát động chương trình trồng cây gỗ lớn phân tán trong nhân dân.
Nằm bên cạnh tuyến đường Trường Sơn Đông, cách thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang (Quảng Nam) không xa là một ngôi làng mới đang hình thành. Các hộ dân trong làng đều là những thanh niên có tuổi đời còn rất trẻ đến từ nhiều nơi trong tỉnh Quảng Nam, cùng có chung một khát vọng vươn lên phát triển kinh tế, tạo lập cuộc sống mới trên mảnh đất đồi núi nhiều nắng gió.
Ngoài các phong tục, tập quán và các lễ hội gắn liền với tinh thần đoàn kết dân tộc, làng bản thì tộc người Cơ Tu sinh sống dọc dãy Trường Sơn hùng vĩ còn có phong tục làm tượng giữ làng mang đặc trưng rất riêng về bảo vệ làng và môi trường sống của cộng đồng làng.