Những ngày qua, dịch lở mồm long móng trên đàn trâu, bò bùng phát mạnh tại xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Chính quyền huyện Mang Yang đã ban hành quyết định công bố dịch bệnh trên địa bàn xã để ứng phó.
Ngày 14/2, ông Lê Trọng, Chủ tịch UBND huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) cho biết, sau khi nắm thông tin về sự việc phá hoại cây trồng của người dân, UBND huyện đã chỉ đạo Công an huyện cùng lực lượng chức năng của xã Đăk Ta Ley kiểm tra hiện trường, thu thập thông tin; nhất là các mâu thuẫn, tranh chấp với hộ gia đình có vườn cây bị phá. Đồng thời, UBND huyện yêu cầu lực lượng Công an khoang vùng các đối tượng nghi vấn. Huyện sẽ xử lý nghiêm hành vi phá hoại cây trồng để đề cao tính răn đe, giáo dục.
Làng A Lao, nằm dưới chân núi Lơ Pang, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) là nơi còn lưu giữ được rừng gỗ trắc - một loài gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế cao đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Nhiều năm qua, người dân nơi đây đã nỗ lực chăm sóc, bảo vệ rừng gỗ trắc như một tài sản quý giá, một nguồn gen quan trọng để lại cho con cháu đời sau.
Làng Kret Krot, xã H’Ra, huyện Mang Yang (Gia Lai) từng là địa bàn trọng điểm về an ninh, chính trị bởi tác động của hoạt động tà đạo Hà Mòn. Nơi đây, có khoảng 180 hộ dân, đa số là người dân tộc thiểu số Ba Na không biết chữ, dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo. Để giúp đồng bào Ba Na nâng cao trình độ văn hóa, Trung úy Lê Tuấn Thành, một chiến sỹ Công an xã H’Ra đã đứng ra mở lớp học tình thương để truyền đạt kiến thức cho bà con.
Từ ngày 1 - 2/12, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Gia Lai phối hợp với Nhóm công tác xã hội Gia Lai - Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông” năm 2023 tại xã Lơ Pang, huyện Mang Yang và xã Ia K'dăm, huyện Ia Pa.
Hàng chục hộ dân ở hai xã H’ra và Đăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt lở, làm mất diện tích cây trồng và ảnh hưởng đến môi trường sống .Theo người dân, nguyên nhân chính là do hoạt động khai thác đá của Công ty Cổ phần Đá Mang Yang Trang Đức tại khu vực này.
Mới đây, lực lượng chức năng huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai đã phát hiện và triệt phá một vụ khai thác lâm sản trái phép quy mô lớn tại khu vực rừng sản xuất giáp ranh giữa hai huyện Mang Yang và Ia Pa. Đây là khu vực có địa hình hiểm trở, khó kiểm soát, nên các đối tượng thường lợi dụng để xâm nhập và khai thác gỗ trái phép.
Nhiều khu sản xuất của người dân vùng sâu huyện Mang Yang (Gia Lai) bị chia cắt bởi những con suối khiến việc đi lại, vận chuyển nông sản gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, bà con nơi đây luôn mong muốn có cây cầu dân sinh để việc đi lại, giao thương được thuận tiện hơn.
Đê Kôn là ngôi làng nằm biệt lập giữa muôn trùng núi của xã H’ra, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai). Chỉ khoảng 3 tháng trước, Đê Kôn gần như tách biệt với bên ngoài dù chỉ cách đường Quốc lộ 19 chừng 7km. Giờ đây, làng đang dần chuyển mình…
Sản phẩm gạo Ba Chăm (huyện Mang Yang, Gia Lai) luôn được gọi là "hạt ngọc trời" vì đây là giống lúa quý, được người Bahnar canh tác theo phương thức truyền thống, hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Sau một thời gian dài tương thích với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của vùng đất nắng gió Tây Nguyên, lúa Ba Chăm có sức đề kháng tốt, cây hiếm khi bị sâu bệnh, phát triển dựa vào nước trời.
Lực lượng chức năng của huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai đang tích cực tìm kiếm các nạn nhân còn lại trong vụ đuối nước thương tâm xảy ra vào tối 24/9 trên địa bàn xã Kon Chiêng, khiến ba người trong một gia đình gặp nạn.
Kế thừa từ Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, mô hình trồng dứa liên kết tại huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) cho thấy tính hiệu quả kinh tế cao, là cây thoát nghèo cho người đồng bào dân tộc thiểu số. Song, sau khi hết chu kỳ hỗ trợ của dự án, người trồng dứa tại đây đang bị “hụt hơi” bởi không có nơi tiêu thụ.
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Gia Lai liên tục xảy ra các vụ phá rừng trái phép nghiêm trọng. Lợi dụng những địa hình hiểm trở, vùng giáp ranh, các đối tượng "lâm tặc” ngang nhiên chặt hạ cây gỗ rừng với quy mô lớn trước sự bất lực của ngành chức năng. Vụ việc lần này xảy ra tại tiểu khu 489 thuộc lâm phần quản lý của xã H’ra, huyện Mang Yang.
Hòa chung không khí chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, người dân tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Gia Lai phấn khởi, tổ chức lễ ăn mừng những con đường mới, những cung đường mùa Xuân do chính quyền địa phương, lực lượng quân đội đứng chân trên địa bàn góp công sức hoàn thành.
Cùng với thanh niên cả nước, thanh niên tỉnh Gia Lai hăng hái, sẵn sàng lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, năm 2021, số lượng thanh niên người dân tộc thiểu số của tỉnh Gia Lai nhập ngũ nhiều hơn các năm trước, là bước chuyển biến trong nhận thức và hành động của thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số; đồng thời cho thấy sự quan tâm, sát sao của các cấp chính quyền trong công tác tuyên truyền vận động người dân chấp hành pháp luật, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Gia Lai.
Những đợt mưa bão vừa qua đã làm tuyến đường đèo về thôn Đê Kôn, xã Hra, huyện Mang Yang (Gia Lai) sạt lở, vùi lấp hoàn toàn, khiến làng bị cô lập nhiều tháng qua.
Đầu tháng 12/2020, phóng viên TTXVN cùng nhóm thiện nguyện Fly to Sky của những bạn học sinh tỉnh Gia Lai ngược núi, cõng từng thùng áo ấm, sách vở, bình lọc nước lên với bà con dân tộc Bahnar tại đỉnh núi làng Đê Kôn, xã Hra, huyện Mang Yang (Gia Lai).
Ngày 2/10, ông Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết: Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có thêm một trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu. Đó là một học sinh lớp 9, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đak Ta Ley, huyện Mang Yang. Bệnh nhân tử vong có bệnh nền tim bẩm sinh.
Từ các bài viết "Ngược đèo, cõng chữ về làng Đê Kôn" (đăng tải ngày 5/9) và "Sớm gỡ nút thắt giao thông cho làng Đê Kôn" (đăng tải ngày 12/9) được Thông tấn xã Việt Nam phản ánh, sau khi tiến hành kiểm tra thực tế, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Gia Lai đã có báo cáo đề xuất phương án đầu tư tuyến đường dài 6,6 km, nối từ Quốc lộ 19 đến làng Đê Kôn.
Đã nhiều năm nay, vào những tháng mùa mưa Tây Nguyên, hơn 50 hộ dân với gần 240 khẩu người dân tộc Bahnar tại làng Đê Kôn, xã Hra, huyện Mang Yang (Gia Lai) hầu như bị cô lập mặc dù chỉ cách UBND xã và đường Quốc lộ 7km. Giao thương, sản xuất ngừng trệ bởi người dân dưới đèo không thể lên khu vực sản xuất, còn người dân trên đèo không thể xuống núi giao thương, thậm chí có những bệnh nhân tại làng Đê Kôn do không kịp đưa đi cấp cứu phải chịu hậu quả nặng nề vì đường đèo trơn trợt, nguy hiểm.
Đê Kôn là làng đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai, dù chỉ nằm cách trung tâm xã Hra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) 7km. Nơi đây, mùa tựu trường năm nào cũng trở thành nỗi "ám ảnh" của cả thầy, cô và học trò, bởi con đường đến trường trơn trượt, đèo dốc, ẩn chứa nhiều hiểm nguy.
Làng PYầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) tựa như một “ốc đảo”, bao quanh là màu xanh bạt ngàn của rừng. Trước đây, đường lên PYầu hiểm trở khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp vô vàn khó khăn, thiếu thốn đủ bề. Thế nhưng giờ đây, khi đường mới đã được mở, nút thắt đầu tiên trên con đường giảm nghèo của bà con nơi đây đã được tháo gỡ. Từ đây đời sống của bà con PYầu sẽ dần cải thiện.
Kon Chiêng, Kon Thụp, Đăk Djrăng, Lơ Pang (huyện Mang Yang) và Pờ Tó (huyện Ia Pa) là 5 xã khó khăn của tỉnh Gia Lai với hàng nghìn hộ dân đang sinh sống, trong đó gần 80% là người dân tộc thiểu số. Nhiều năm nay, người dân nơi đây vẫn mong mỏi Dự án tỉnh lộ 666 hoàn thiện để thuận tiện trong quá trình đi lại, giao thương và vận chuyển nông sản.
Những năm qua, tỉnh Gia Lai luôn đảm bảo tốt tỷ lệ học sinh chuyên cần. Đó là kết quả của sự nỗ lực, tinh thần vượt khó của đội ngũ giáo viên vùng sâu, vùng xa trong việc vận động học sinh đến lớp.
Tây Nguyên đang bước vào cao điểm mùa khô hạn. Nắng nóng kéo dài đã khiến hàng chục nghìn ha rừng tại tỉnh Gia Lai đứng trước nguy cơ cháy cao. Để chủ động trong công tác phòng chống cháy rừng, chính quyền tỉnh Gia Lai đã xây dựng kế hoạch, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, phối hợp với người dân sống gần rừng để phát hiện, xử lý kịp thời những vụ cháy rừng khi mới bùng phát.
Nhân kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1975 – 30/4/2019), chiều 25/4, Phân trại số 1, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) tổ chức lễ kết nghĩa với làng ChRơng II, xã Đắk TaLey, huyện Mang Yang (Gia Lai).