Ngày 9/5, huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc huyện Lộc Ninh đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển”. Đây là đơn vị được tỉnh Bình Phước chọn chỉ đạo tổ chức đại hội điểm cấp huyện.
Ngày 30/1, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 phối hợp với cấp ủy, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Phước tổ chức Chương trình Xuân Chiến sỹ - “Tết Quân-Dân” tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (huyện Lộc Ninh).
Mô hình khởi nghiệp nuôi cá lăng, cá chạch ao của anh Nguyễn Hoàng Anh Quốc ở xã Lộc Hiệp, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong thời gian giá thu mua hồ tiêu mang lại thu nhập cao, nhiều hộ dân tại tỉnh Bình Phước đã “mạnh tay” vay vốn ngân hàng để đầu tư phát triển cây trồng được mệnh danh là “vàng đen”. Tuy nhiên, sau đó giá tiêu giảm dưới 100.000 đồng/kg từ giữa năm 2017 và liên tục duy trì ở mức thấp đến nay khiến nhiều nhà vườn lao đao, chán nản bỏ bê hoặc phá bỏ vườn.
Những năm qua, nhiều hộ dân tại Bình Phước đã tận dụng trụ tiêu trồng bằng cây sống để chuyển sang nuôi dê. Tuy nhiên, từ cuối năm 2022 đến nay, giá thu mua xuống thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế của nhiều hộ dân.
Ngày 17/3, tại xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước diễn ra lễ hội Phá Bàu của dân tộc Khmer. Lễ hội được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2019.
Những cung đường đất đỏ của xã Lộc Khánh (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) nay được “thay áo mới” bằng đường bê tông, xi măng, đường nhựa khang trang. Cùng với cơ sở hạ tầng được nâng cấp, đời sống người dân trong xã ngày càng được nâng cao nhờ những nỗ lực xây dựng nông thôn mới.
Không khí Tết Quý Mão 2023 đang rộn ràng trên khắp con đường, khu dân cư ở vùng biên Bình Phước, với bao kỳ vọng về một năm bình an, may mắn và thắng lợi mới. Người dân tất bật chuẩn bị việc sửa sang nhà cửa, mua sắm đồ dùng để đón năm mới theo cách riêng của mình.
Niềm vui thu hoạch lúa mới ST24 đã về trên cánh đồng ở xã Lộc Khánh, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Dù chỉ mới trồng vụ đầu tiên theo hướng hữu cơ, nhưng giống lúa mới đã mang lại hiệu quả ngoài mong đợi cho bà con dân tộc thiểu số.
Đảng viên người dân tộc S'Tiêng ông Điểu Blô (65 tuổi) ở xã biên giới Lộc An, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước là người có uy tín tiêu biểu, luôn nỗ lực vận động người dân vượt qua các hủ tục, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần giữ vững an ninh trật tự và chủ quyền vùng biên giới. Đặc biệt, trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ông là cầu nối quan trọng cùng địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các quy định phòng, chống dịch.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Phước cho biết, lực lượng chức năng địa phương đã khẩn trương khắc phục thiệt hại nhà cửa và cây trồng do lốc xoáy gây ra từ ngày 3-5/7 trên địa bàn huyện biên giới Lộc Ninh.
Ngày 31/3, tại ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Lộc Ninh tổ chức công bố danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, Lễ hội truyền thống tập quán và tín ngưỡng lễ hội Dua Tpeng (hay còn gọi là Lễ hội Phá Bàu) của dân tộc Khmer.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước, trên địa bàn vừa ghi nhận ca mắc bạch hầu thứ 2. Bệnh nhân là trẻ 5 tuổi, ngụ tại tổ 2, xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh (Bình Phước).
Nhiều nhà nông ở vùng biên huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước có đến 10 năm đói nghèo sau khi lập gia đình, do thiếu "ý tưởng" trong mô hình sản xuất. Nhưng gần đây, bà con truyền nhau mô hình kinh nghiệm nuôi dê, nuôi bò để nhanh thoát nghèo. Cũng nhờ đó mà các hộ nghèo nơi đây đã thay đổi nhanh cuộc sống, đầy lùi nạn đói.
Ngày 18/6, tại Nhà Giao tế thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước công bố và đón nhận Bằng xếp hạng di tích khảo cổ quốc gia Thành đất hình tròn Lộc Tấn 2 và di tích khảo cổ cấp tỉnh Bãi Tiên.
Cùng với đồng bào Khmer cả nước, từ những ngày đầu tháng 4, đồng bào Khmer ở tỉnh Bình Phước đã rộn ràng chuẩn bị đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây. Những ngày này, dù ở bất cứ nơi đâu, đồng bào Khmer luôn hướng về các ngôi chùa, miếu, về mái ấm gia đình.
Được bố trí cạnh Đồn Biên phòng Tà Pét, hơn 5 năm qua, khu định canh, định cư Lộc Thành nằm trên địa bàn xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, đã “thay da, đổi thịt”. Đời sống của 62 hộ dân trước đây không có nhà, không có đất sản xuất nay đã đổi thay nhờ được ổn định chỗ ở và trồng cây điều, cây mì, bắp...