Ngày 22/8, Nhóm từ thiện Fly To Sky (thuộc Trung tâm Tình nguyện Quốc gia - Trung ương Đoàn), Chi đoàn TTXVN khu vực Tây Nguyên phối hợp với UBND huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Kết nối tri thức” tại điểm trường Ia Jip thuộc Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn tại buôn Ia Jip, xã Chư Drăng.
Việc tìm kiếm, canh tác cây nông nghiệp phù hợp tại huyện Krông Pa (Gia Lai) luôn là một vấn đề khó khăn bởi khí hậu khắc nghiệt quanh năm nơi đây. Đến nay, huyện Krông Pa đã hình thành vùng chuyên canh mía quy mô lớn, thâm canh cao, chủ động tưới, năng suất có nơi lên tới 140 tấn/ha, cao gấp đôi địa phương khác.
Huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai nhiều năm qua luôn thiếu nước sinh hoạt, nhất là cao điểm mùa khô hạn. Những công trình nước sạch, hợp vệ sinh được xây dựng gần đây đã “giải khát” cho nhiều buôn làng.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai đang lấy mẫu phân tích, kiểm tra và có biện pháp phòng ngừa kịp thời, tránh lây lan bệnh ung khí thán ra diện rộng.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Krông Pa (Gia Lai) đã triển khai hiệu quả các dự án hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Ngày 4/3, ông Ksor Nhối, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Chư Gu, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn làm 3 cháu nhỏ bị đuối nước thương tâm.
Krông Pa là huyện nghèo, thuần nông nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Gia Lai. Trong nhiều năm qua, từ sức mạnh của toàn dân, sự linh hoạt của chính quyền trong vận dụng các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, bộ mặt nông thôn mới của vùng "chảo lửa” Krông Pa đã có sự đổi thay khác biệt.
Là địa phương có điều kiện thời tiết tự nhiên khắc nghiệt nhất tỉnh Gia Lai, thời gian qua, huyện Krông Pa đã đón nhận một đợt nắng nóng kéo dài gây thiệt hại lớn đến các diện tích cây trồng. Theo thống kê của địa phương, đợt nắng hạn năm nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hơn 16.000 ha cây trồng vụ Mùa; trong đó hơn 12.000 ha chủ yếu là cây sắn (mỳ) và hoa màu hư hại lên đến 70%, ước thiệt hại hơn 120 tỷ đồng.
Nhằm đảm bảo tiến độ cấp thẻ căn cước công dân tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, tỉnh Gia Lai đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều phương thức phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Đến hết tháng 6/2021, tỉnh sẽ cơ bản hoàn thành công tác cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử.
Sáng 2/7, ông Nguyễn Quang Tuệ, Trưởng Phòng Quản lý di sản Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết: Nhận được tin báo từ cơ sở, trong lần đi thực địa mới đây, ông đã phát hiện khoảng 30 dấu tích của những vật thể lạ chưa xác định. Mẫu ảnh và thông tin được gửi đến các nhà địa chất và khảo cổ học nhờ thẩm định.
Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, thời gian gần đây, tình trạng khai thác rừng trái pháp luật diễn ra phức tạp ở khu vực giáp ranh giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk với huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Việc này gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô.
4 xã thuộc huyện Krông Pa (Gia Lai) đã thi công thiếu khối lượng tại các công trình thuộc Dự án định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số để trục lợi số tiền hơn 125 triệu đồng.
Chiều 11/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức sơ kết hai năm công tác xây dựng lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng ở các thôn, làng, tổ dân phố; tuyên dương, tặng giấy khen cho 15 tập thể có thành tích tiêu biểu trong công tác này.
Ngày 30/10, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) và đồng bào dân tộc thiểu số J’rai tại Buôn Gum Gốp, xã Ia Rmok tổ chức phục dựng nghi thức, nghi lễ cúng bến nước của đồng bào J’rai bản địa. Trong không gian văn hóa tín ngưỡng dân gian độc đáo đầy sắc màu, nghi lễ này được tái hiện nhằm cầu mong thần nước phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật trong buôn đều mạnh khỏe, không có bệnh dịch xảy ra.
Theo báo cáo từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Krông Pa, hai ngày qua, trên địa bàn xảy ra mưa giông kèm theo gió lốc mạnh. Gần 70 hộ đồng bào dân tộc thiểu số của 4 xã (Ia Mah, Uar, Ia Rsai và Chư RCăm) thuộc huyện Krông Pa bị sập nhà, tốc mái, ước tính thiệt hại khoảng 500 triệu đồng. Chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể tỉnh Gia Lai đã đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ những hộ gia đình trên, giúp người dân sớm ổn định lại cuộc sống.
Thông tin từ UBND huyện Krông Pa (Gia Lai) cho biết: Cơn mưa lớn kèm theo lốc xoáy xảy ra vào chiếu tối 2/5 đã làm tốc mái, sập sàn hàng chục căn nhà của người dân trên địa bàn.
Hiện gần 4.000 hộ dân tại 3 điểm dân cư gồm thị trấn Phú Túc, xã Phú Cần, thôn Kiến Xương – xã Chư Gu của huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt nhiễm sắt rất cao. Theo báo cáo của Nhà máy nước sinh hoạt huyện Krông Pa, tháng 6/2018, lượng sắt trong nước sinh hoạt cung cấp đến người dân là 1,17 mg/l, vượt 5 lần so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (0,3 mg/l).
Huyện Krông Pa có đàn bò lớn nhất tỉnh Gia Lai với khoảng 70.000 con, chủ yếu là giống bò cỏ địa phương. Với lợi thế đó, kèm khí hậu nắng nóng được ví như “vùng chảo lửa” Tây Nguyên, Krông Pa là nơi sản sinh đặc sản Bò một nắng đậm đà hương vị núi rừng.
Những năm gần đây, nhiều công trình thủy điện phát triển trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, trong đó riêng tại Gia Lai có 35 công trình đang vận hành và 6 công trình đang triển khai đầu tư. Hầu hết các công trình thủy điện đi vào hoạt động đều phát huy hiệu quả kinh tế và đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo an ninh điện năng cho quốc gia. Song vẫn còn một số công trình chưa hoàn thành nhiệm vụ, để lại những hệ lụy khiến cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn. Một trong những hệ lụy sau khi hoàn thành các công trình thủy điện là việc khó bố trí quỹ đất sản xuất lại cho người dân.