Khoảng 2 năm trở lại đây, khu vực chân núi Thiều (thôn Thiều Xá 2, xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) xuất hiện các vết sạt lở dài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn tính mạng người dân trong khu vực, nhất là đang thời điểm mùa mưa bão. Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân đã nhiều lần kiến nghị UBND huyện Hậu Lộc sớm có phương án xây kè bảo vệ để khắc phục tình trạng sạt lở núi này, tuy nhiên tới nay vẫn chưa thực hiện được.
Nhờ làm nghề rèn truyền thống, anh Phạm Văn Tiến (28 tuổi) ở thôn Ngọ, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã khởi nghiệp, phát triển kinh tế thành công và vươn lên làm giàu. Hiện cơ sở của anh có doanh thu 400 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 60 lao động địa phương với mức lương từ 6 đến 25 triệu đồng/người/tháng.
Ban Dân vận Tỉnh ủy Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện, vì nhân dân phục vụ” trên địa bàn tỉnh năm 2022 tại 7 xã, thị trấn thuộc 5 huyện, gồm: xã Cẩm Tú (huyện Cẩm Thủy), xã Thăng Thọ và thị trấn Nông Cống (huyện Nông Cống), xã Quảng Lộc (huyện Quảng Xương), xã Hoằng Thái (huyện Hoằng Hóa), xã Quang Lộc và thị trấn Hậu Lộc (huyện Hậu Lộc).
Thay vì sử dụng phương pháp chăn nuôi dê theo hình thức cũ là chăn thả, anh Đoàn Văn Công ở xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng thành công mô hình nuôi dê Boer nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Những ngày này, người dân làm nghề nướng cá nơi cửa biển xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) lại tất bật bên những lò than hồng để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ nhu cầu tăng cao mỗi độ Tết đến Xuân về. Nghề này không chỉ tạo nên nét đẹp truyền thống đặc trưng của làng biển mà còn mang lại thu nhập chính cho bà con nơi đây.
Với mong muốn phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương, ông Ngô Văn Quyền, thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa đã thực hiện thành công mô hình trang trại tổng hợp vườn ao chuồng để vươn lên thoát nghèo...
Anh Nguyễn Văn Tư, xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng thành công mô hình máy sấy Bạch Mã với thu nhập 1 tỷ đồng/năm. Sản phẩm máy sấy Bạch Mã của anh đang được bán với giá 200-400 triệu đồng/chiếc máy nhỏ, từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/chiếc máy to. Hiện cở sở của anh đang tạo việc làm cho 12 lao động với mức lương từ 9-12 triệu đồng/người/tháng.
Làng biển Hùng Thành (xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc) đang gìn giữ bộ xương cá voi có kích thước lớn và còn nguyên vẹn nhất ở Thanh Hóa. Đây cũng là điểm đến thú vị, thu hút khách du lịch quan tâm tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cá voi của người dân vùng biển xứ Thanh.
Để cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, trong 3 ngày 27-29/3 (tức 22 đến 24/2 âm lịch), tại làng Diêm Phố, xã biển Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, đã diễn ra Lễ hội Cầu ngư năm 2019. Đây là lễ hội truyền thống giàu tính văn hóa tâm linh và nhân văn của ngư dân vùng biển, thu hút hàng nghìn lượt người từ các xã ven biển Thanh Hóa tham gia. Lễ hội năm nay có ý nghĩa đặc biệt hơn, sẽ được tổ chức quy mô trang trọng bởi đây là năm đầu tiên, Lễ hội Cầu ngư xã Ngư Lộc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sáng 27/3, Lễ hội Bà Triệu năm 2019 - kỷ niệm 1771 năm Ngày mất của Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, đã diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Đây là sự kiện văn hóa lớn của tỉnh nhằm tôn vinh công lao của Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, đồng thời giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa, kiến trúc tiêu biểu, độc đáo của Di tích lịch sử đền Bà Triệu và tiềm năng du lịch của Thanh Hóa với bạn bè trong nước, quốc tế.
Sáng 7/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Bà Triệu tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) diễn ra Lễ kỷ niệm 1770 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (22/2 năm Mậu Thìn 248 - 22/2 năm Mậu Tuất 2018) và khai hội Lễ hội Bà Triệu. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng đại diện lãnh đạo Trung ương, địa phương, đông đảo nhân dân, du khách tham dự.