Ngày 14/11, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành văn bản số 1242/ĐĐ- ƯPKP gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an toàn hạ du hồ Ia Ring, huyện Chư Sê.
Ngày 18/11, qua trao đổi nhanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp cho biết: UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND huyện Chư Sê khẩn trương rà soát, đánh giá thiệt hại của người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring để sớm triển khai công tác đền bù; đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.
Sau thông tin phản ánh “Người dân kêu cứu trước ô nhiễm từ trang trại chăn nuôi heo” của TTXVN, Uỷ ban nhân dân huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đã cam kết xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường do trang trại chăn nuôi heo của ông Trịnh Xuân Thường gây ra.
Chiều 1/5, Thượng tá Nguyễn Văn Hào, Trưởng Công an huyện Chư Sê (Gia Lai) cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Chư Sê đã ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra về tội "vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" đối với vụ việc hai xe khách tông nhau gây hậu quả nghiêm trọng tại đường tránh Hồ Chí Minh, đoạn qua thị trấn Chư Sê vào rạng sáng 30/4.
Vào khoảng 3 giờ ngày 30/4, tại ngã tư đường tránh Hồ Chí Minh giao với Quốc lộ 25, thị trấn Chư Sê (Gia Lai) xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa hai xe khách làm một người tử vong tại chỗ, 16 người bị thương.
Những năm qua, việc triển khai phương án sản xuất từ nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia là giải pháp quan trọng để xã Ayun, huyện Chư Sê (Gia Lai) giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập cho đồng bào dân tộc, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.
Ngày 25/7, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp Nam Pleiku (thôn Khối Zố, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê). Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung là tiền đề sớm đưa khu công nghiệp Nam Pleiku đi vào hoạt động, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Ngày 7/4, Trung tâm y tế huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai cho biết: Trung tâm vừa tiếp nhận 3 người bị ngộ độc do ăn thịt cóc. Khi nhập viện, 3 người bị nôn liên tục, một người sau đó đã tử vong.
Ngày 20/12, thông tin từ Công an huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đơn vị nghiệp vụ đang mở rộng điều tra và hoàn tất hồ sơ vụ việc một đối tượng trồng hơn 600 m2 cần sa rồi sơ chế, bán cho người có nhu cầu.
Nhiều mô hình kinh tế ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất thuộc Chương trình nông thôn miền núi được triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã mang lại những tín hiệu tích cực. Những mô hình này đang là điểm sáng giúp thay đổi tư duy sản xuất, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững, thiết thực và hiệu quả.
Ngày 26/7, ông Thái Thượng Hải, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chư Sê (Gia Lai) cho biết, đơn vị vừa có quyết định khởi tố vụ án “Hủy hoại rừng” diễn ra tại tiểu khu 1064, thuộc quản lý của UBND xã H'bông, huyện Chư Sê. Tại thời điểm khởi tố vụ án, lực lượng chức năng chưa xác định được đối tượng vi phạm.
Huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai từng được biết đến là thủ phủ hồ tiêu với diện tích, sản lượng hồ tiêu lớn nhất nhì Tây Nguyên. Một thời, hồ tiêu được ví như vàng đen vì mang lại lợi nhuận cao, hàng nghìn người dân được đổi đời. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, biến đổi khí hậu khiến diện tích lớn hồ tiêu bị thiệt hại nặng và điều này khiến nhiều gia đình khánh kiệt vì không còn đủ khả năng để trang trải nợ nần.
Xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai nằm giữa vùng đất đầy sỏi đá. Sau nhiều năm loay hoay tìm loại cây trồng thích ứng với vùng đất khô cằn đầy sỏi đá, nông dân xã Hbông đã "thuần được đất" bằng cây mía. Và cây mía đã làm thay đổi cơ bản phương thức sản xuất và đời sống của người dân nơi vùng đất khó.
Nằm cách trung tâm huyện Chư Sê (Gia Lai) khoảng 19 km, xã Ayun từng là một “An toàn khu”, vùng đất anh hùng trong kháng chiến. Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, đồng bào các dân tộc ở Ayun đã thay đổi nếp nghĩ cách làm, đời sống ngày càng được cải thiện...
Theo khảo sát, cây dược liệu cơ bản phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương, do đó UBND tỉnh Gia Lai đã phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đề án được thực hiện tại 17 huyện, thị xã, thành phố; trong đó, đặc biệt ưu tiên phát triển tại các vùng có tiềm năng, lợi thế phát triển cây dược liệu như: huyện Kbang, Đắk Đoa, Mang Yang, An Khê, Chư Sê, Chư Pưh, Krông Pa, Ia Pa với nguồn vốn 5.200 tỷ đồng.
Xã Ayun chỉ cách trung tâm huyện Chư Sê chừng 19 km nhưng là xã đặc biệt khó khăn tỉnh Gia Lai. Ayun còn là vùng căn cứ cách mạng, dân số hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số Bahnar, Jrai. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của Ayun chiếm hơn 75%, đến cuối năm 2020 chỉ còn hơn 13%. Để giúp người dân Ayun thoát nghèo bền vững, các cấp chính quyền tỉnh Gia Lai đã triển khai đầu tư nhiều công trình nâng cấp cư sở vật chất, các dự án hỗ trợ sản xuất với mong muốn giúp đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tự lực vươn lên trong cuộc sống như cách Ayun anh hùng chống giặc ngày xưa.
Sau thời gian cây hồ tiêu “gieo vị đắng” cho người nông dân bởi giá giảm sâu, đầu năm 2021, giá hồ tiêu có dấu hiệu khởi sắc khi đạt mức 70 nghìn đồng/kg và duy trì tương đối ổn định. Vì thế, nhiều nông dân tại Gia Lai đã và đang bắt đầu trồng mới hồ tiêu. Tuy nhiên, người dân cần cẩn trọng, tránh đi vào vết xe đổ “được giá thì đầu tư mạnh, trồng ồ ạt, khi rớt giá rơi vào cảnh trắng tay, phá sản”.
Trước tác động của kinh tế thị trường, nhiều nét văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cũng như tỉnh Gia Lai đang có nguy cơ mai một. Những bộ chiêng dần vắng bóng bởi thiếu người giữ lửa. Đến thăm làng U Diếp (xã Kông Htok, huyện Chư Sê, Gia Lai), gia đình ông Đinh Dốch được nhiều người nhắc đến với nhiều tâm huyết, miệt mài giữ hồn chiêng cho buôn làng.
Chiều 26/2, Công an huyện Chư Sê cho biết, đơn vị vừa phát hiện tại nhà ông Trần Hưng (sinh năm 1983) quản lý tại khu vực thôn 6, xã Ia Blang, huyện Chư Sê (Gia Lai) có các điểm trồng trái phép cây cần sa.
Dự án file mềm song ngữ (Tiếng Việt - Jrai, Tiếng Việt - Bahnar) ghi âm truyện, thơ, câu đố giúp tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo người đồng bào dân tộc thiểu số hiện được ứng dụng trong một số trường học vùng sâu, vùng xa tại tỉnh Gia Lai. Đây cũng là Dự án đạt giải nhất trong Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Gia Lai lần thứ VIII năm 2020 do nhóm học sinh lớp 11 trường Trung học phổ thông Trường Chinh, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê (Gia Lai) thực hiện.
Với tinh thần “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, những tấm lòng hảo tâm tại Gia Lai càng làm cho tình người dân phố núi thêm ấm áp trong đại dịch COVID-19.
Vườn hồ tiêu xanh mướt của anh Lê Hùng Huấn ở xã Ia Blang, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai nằm cuối con đường đất đỏ ngoằn nghèo. Đi dưới ngút ngàn màu xanh và nghe anh Huấn chia sẻ mới thấy đây là thành quả của sự không ngừng học hỏi và vận dụng đồng vốn đúng mục đích.
Hầu như người dân trong vùng đều biết anh Siu Viu, làng O Bung, xã Ia Ko, huyện Chư Sê (Gia Lai) là người có kinh nghiệm trong việc điều chỉnh âm thanh của những chiếc chiêng bị hỏng. Hiện nay, anh là người duy nhất trong làng theo nghề chỉnh chiêng.
Xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê từng là "điểm nóng" của tỉnh Gia Lai về an ninh trật tự, vượt biên trái phép. Thế nhưng Ia Tiêm hôm nay đã "thay da đổi thịt", thôn xóm bình yên, kinh tế phát triển.
Để giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở 62/123 làng thuộc diện đặc biệt khó khăn cải thiện đời sống, huyện Chư Sê (Gia Lai) đã và đang thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có việc hỗ trợ vốn vay ưu đãi phát triển sản xuất.